Dễ bị trầm cảm vì thiếu 9 chất dinh dưỡng này!

Thiếu hụt dinh dưỡng cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm

5 loại bệnh có thể dẫn đến trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm có giúp cải thiện khả năng suy nghĩ và tâm trạng?

Trầm cảm khi mang thai có liên quan đến bệnh đái tháo đường

Những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa trầm cảm sau sinh

Thiếu sắt

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ có nhiều dễ bị trầm cảm hơn nam giới. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm thần học của Ấn Độ (Journal of Psychiatry) vào năm 2008 cho rằng, nguyên nhân là do phụ nữ thường dễ bị thiếu máu hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi từ 25 - 45 tuổi. Thiếu sắt được cho là nguyên nhân chính gây ra trầm cảm và mệt mỏi.

Kẽm

Trong vài thập kỷ qua, có ít nhất 5 nghiên cứu đã kết luận rằng, những bệnh nhân bị trầm cảm lâm sàng thường có nồng độ kẽm ở mức thấp. Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng, việc bổ sung kẽm có thể làm tăng hiệu quả của các loại thuốc chống trầm cảm. Ngoài ra, kẽm cũng giúp bảo vệ các tế bào não khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra.

Acid folic

Các bác sỹ đã quan sát thấy rằng, bệnh nhân bị trầm cảm có lượng acid folic thấp hơn khoảng 25% so với người khỏe mạnh. Các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng, nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm và bị thiếu hụt acid folic thì việc điều trị bệnh cũng sẽ không mang lại hiệu quả.

Bằng cách bổ sung khoảng 500mcg acid folic/ngày, kết hợp với việc dùng thuốc chống trầm cảm có thể sẽ nâng cao hiệu quả điều trị hơn.

Carbohydrates

Nếu đang áp dụng một chế độ ăn chứa ít carbohydrate để giảm cân trong thời gian dài thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị trầm cảm. Các loại thực phẩm giàu carbohydrate có tác dụng trong việc sản xuất các hóa chất trong não như serotonin và tryptophan, thúc đẩy cảm giác hạnh phúc và nếu thiếu hụt carbohydrate thì tâm trạng của bạn sẽ bất ổn hơn và nguy cơ trầm cảm cũng từ đó mà tăng cao hơn.

Protein

Protein không chỉ là dưỡng chất quan trọng giúp bạn có được một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp cải thiện chức năng não và sức khỏe tâm thần. Nguyên nhân là do nhiều dẫn truyền thần kinh trong não được thực hiện từ các acid amin được tìm thấy trong protein.

Với một chế độ ăn uống nghèo nàn và không bổ sung đủ protein, bạn cũng được đặt mình vào nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Acid béo Omega-3

Bộ não là một trong những cơ quan cần sử dụng nhiều chất béo lành mạnh nhất. Trong thực tế, chất xám trong não chứa 50% là các acid béo. Các nghiên cứu cho thấy, acid béo omega-3 có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm và cải thiện tâm trạng của con người một cách hiệu quả.

Vitamin B

Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, tâm trạng của các bệnh nhân bị trầm cảm được cải thiện sau khi họ bổ sung thêm lượng vitamin B, gồm: Vitamin B1, B2, B6, B12 và thiamine. Cả thanh thiếu niên và người lớn tuổi là những người có nguy cơ thiếu hụt vitamin B, dẫn đến những sự thay đổi về nhận thức và có thể dẫn đến trầm cảm.

Magne

Một nghiên cứu năm được công bố vào năm 2012 tiết lộ rằng, khi bạn đang gặp phải căng thẳng thì cơ thể sẽ cần rất nhiều magne, nếu không đủ lượng magne sẽ dẫn đến trầm cảm và lo âu. Chính vì thế, hãy tăng lượng magne cho cơ thể bằng các loại thực phẩm như chuối, hạnh nhân, chocolate, hạt điều... để bảo vệ sức khỏe tâm thần của bạn.

Vitamin D

Nếu không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng và một chế độ ăn uống thiếu nguồn vitamin D thì bạn có thể có nguy cơ cao hơn bị trầm cảm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, bệnh nhân trầm cảm thường bị thiếu hụt vitamin D.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh