Ngủ ngon cũng có thể chống ung thư vú

Ngăn ngừa ung thư vú hiệu quả nhờ ngủ ngon và melatonin

Mãn kinh + Mất ngủ = Chết sớm?

Kết hợp rễ cây nữ lang và melatonin để chữa mất ngủ có an toàn?

Muốn ngủ ngon, cần bổ sung melatonin như thế nào?

Melatonin – “Hormone của bóng tối”

Không chỉ có vai trò quan trọng với giấc ngủ, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Michigan - MSU (Mỹ), hormone ngủ - melatonin còn có thể ngăn chặn sự phát triển của các khối u trong bầu ngực.

GS. David Arnosti đang công tác tại MSU và là đồng tác giả của nghiên cứu này cho hay, bộ não sản xuất melatonin vào ban đêm để điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Dịch tễ học và rất nhiều thực nghiệm đã suy đoán rằng việc thiếu melatonin - một phần do thiếu ngủ đã khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ cao bị bệnh ung thư vú.

Melatonin - hormone tự nhiên được sản xuất tại não, đóng vai trò điều chỉnh chu kỳ sinh học ngủ-thức của con người. Thiếu melatonin có thể gây mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon, giảm chất lượng cuộc sống.

Chịu trách nhiệm chính cho nghiên cứu này, Juliana Lopes - một nhà nghiên cứu tới từ Sao Paolo, Brazil đã phát triển khối u từ tế bào gốc, được gọi là “mammospheres”. Sự tăng trưởng các mamospheres đã tăng cường các hóa chất có thể làm các khối u phát triển, cụ thể là hormon estrogen tự nhiên và hóa chất như estrogen Bisphenol A hay BPA được tìm thấy trong bao bì thực phẩm nhựa.

Những người được điều trị melatonin cho thấy đã giảm đáng kể số lượng và kích thước của mammospheres khi so sánh với nhóm không được dùng melatonin. Hơn nữa, khi tế bào bị kích thích bởi estrogen hoặc BPA mà được điều trị bằng melatonin cùng một lúc cũng ghi nhận đã giảm cả số lượng và kích thước các mammospheres.

Nghiên cứu này được thiết lập chủ yếu để cho thấy sự tăng trưởng của tế bào gốc ung thư có thể được điều chỉnh bằng các hormone tự nhiên, từ đó, cung cấp một phương pháp mới để sàng lọc các hóa chất cho các hiệu ứng ung thư, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu các loại thuốc mới tiềm năng để sử dụng trong các bệnh viện.

Trước đó, năm 2014, các nhà khoa học cũng từng cho rằng nồng độ melatonin trong máu cao là nguyên nhân chính giúp người khiếm thị ít phải đối diện với nguy cơ ung thư vú.

Đồng quan điểm với giả thuyết này, TS J. Kilikiene và cộng sự đến từ Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Na Uy cho rằng, melatonin được sản xuất chủ yếu khi cơ thể không nhìn thấy ánh sáng. Melatonin có tác dụng ức chế sự bài tiết estrogen nên có ảnh hưởng lớn đến khả năng mắc ung thư ở cơ thể người.

Người mù ít bị ung thư vú

Để củng cố nhận định trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi hơn 15.000 phụ nữ có vấn đề về thị lực. Trong số đó, gần 400 đối tượng hoàn toàn không thể nhìn thấy ánh sáng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người khiếm thị giảm được 36% nguy cơ mắc ung thư vú. Đặc biệt, những người bị mù khi tuổi đời còn trẻ thì khả năng mắc bệnh thấp hơn 49% so với người khỏe mạnh.

Giới nghiên cứu lý giải chính việc không nhìn thấy ánh sáng ở người mù đã thúc đẩy cơ thể tiết ra một lượng lớn melatonin, từ đó giúp làm giảm lượng estrogen và hạn chế mắc bệnh. Ngoài tác dụng ngừa u vú, thử nghiệm trên chuột cũng chỉ ra melatonin làm giảm các tổn thương não do thiếu máu cục bộ ở não và tim. Hoạt động chống oxy hóa của melatonin làm giảm bớt thiệt hại gây ra bởi bệnh Parkinson, ngăn ngừa loạn nhịp tim và góp phần tăng 20% tuổi thọ trung bình.

Các chuyên gia khuyến cáo, ngủ ngon, ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày có thể giúp cơ thể tránh xa căn bệnh ung thư đáng sợ này. Để có được một giấc ngủ thật chất lượng, hãy lưu ý những điều sau: Tránh dùng rượu bia và các thức uống có chất kích thích như cà phê hoặc trà vào gần giờ đi ngủ; Không hút thuốc lá; Tránh hoạt động nhiều về trí não và thể chất ngay trước giờ đi ngủ; Giữ phòng ngủ yên tĩnh, tối và mát mẻ; Không lạm dụng thuốc ngủ; Sử dụng thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon có thành phần tự nhiên như Nữ lang, Bình vôi, Trinh nữ, Lá sen...

Biết Tuốt H+

Sản phẩm tham khảo: Thực phẩm chức năng Goldream

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư