Ngày Quốc tế Trà (21/5): Nâng cao giá trị cây chè

Ngành chè đem lại giá trị kinh tế lớn cho xã hội - Ảnh: Freepik

Trà xanh có thể gây suy gan cấp và tổn thương gan

5 lý do bạn nên uống trà xanh sau khi tập luyện

Uống trà xanh có thể ngăn ngừa sỏi thận?

Lợi ích khi uống trà đen không đường mỗi sáng

Uống trà có thể giúp giảm nguy cơ đái tháo đường

Kể từ năm 2005, 6 quốc gia sản xuất chè gồm Sri Lanka, Nepal, Indonesia, Kenya, Malaysia và Uganda đã chung tay tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Trà. Cuối năm 2019, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đồng ý với đề xuất chọn ngày 21/5 là Ngày Quốc tế Trà. Không chỉ tôn vinh giá trị lịch sử - văn hóa và giá trị kinh tế của cây chè, Ngày Quốc tế Trà còn kêu gọi thúc đẩy các hoạt động sản xuất ngành sản xuất chè bền vững.

Trà được làm từ lá cây chè (tên khoa học Camellia sinensis) là thức uống được thưởng thức nhiều thứ hai trên toàn thế giới, chỉ sau nước lọc. Sản xuất và chế biến chè là nguồn thu nhập chính của hàng triệu hộ gia đình tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ngành chè đóng vai trò quan trọng với quá trình phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo và an ninh lương thực.

Ngoài ra, uống trà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Đây là thức uống có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ giảm cân mạnh mẽ nhờ các hợp chất thực vật: Polyphenol; L-theanine; Caffeine và alkaloid. Quá trình hãm hay pha trà ảnh hưởng không nhỏ tới hương vị và giá trị dinh dưỡng của trà. Vì vậy, theo chuyên trang World Tea News, nhiều chuyên gia coi uống trà là một phần lối sống lành mạnh, giúp bạn thư giãn trong ngày.

Ngày Quốc tế Trà năm nay nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong ngành sản xuất chế biến chè. Ngày kỷ niệm này cũng kêu gọi nỗ lực sản xuất trà bền vững “từ cánh đồng đến cốc trà”, đảm bảo lợi ích của trà với con người, văn hóa và môi trường trong nhiều thế hệ sau này.

Cây chè đòi hỏi khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt. Nhiều quốc gia sản xuất chè nằm trong khu vực sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiệt độ thay đổi, mùa mưa biến động, lũ lụt, hạn hán… là những yếu tố đã tác động mạnh đến sản lượng, chất lượng cũng như giá chè, đe dọa thu nhập và sinh kế của người dân nông thôn.

Tại Việt Nam, chè là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Năm 2022, Việt Nam góp mặt trong top 10 quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất thế giới. Bên cạnh các giống chè được thế giới ưa chuộng, nước ta còn có chè đặc sản như chè ướp hương, chè sen. Tuy nhiên, thời gian tới ngành chè Việt cần đầu tư vào chế biến sâu sản phẩm chè có chất lượng cao, mang lại giá trị kinh tế lớn để hình thành ngành công nghiệp chế biến chè tiên tiến tại Việt Nam. 

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa