Kiến formica fusca - Loại kiến được sử dụng trong nghiên cứu
Loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
Đẩy lùi bất bình đẳng trong chăm sóc ung thư
Chuyên gia chia sẻ cách phòng ngừa ung thư tái phát
Những cuốn sách hay giúp bạn hiểu đúng về bệnh ung thư
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí khoa học Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences (Bỉ), các nhà khoa học báo cáo ung thư thay đổi mùi nước tiểu và kiến có thể phát hiện ra mùi này.
Các loại động vật có vú và côn trùng sử dụng khứu giác nhạy bén để phát hiện, xác định mùi hương trong môi trường cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn như tìm thức ăn, phát hiện động vật ăn thịt và định vị bạn tình.
Các tế bào ung thư có thể phát ra các hóa chất cụ thể gọi là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). VOC có thể được sử dụng để xác định bệnh ung thư. Do đó, động vật, bao gồm cả kiến, với khứu giác nhạy bén, có thể được huấn luyện để nhận biết VOC.
Cách kiến "đánh hơi" ung thư
Kiến, đặc biệt là kiến formica fusca - một loài kiến tương đối phổ biến ở Bắc bán cầu - có khả năng xuất sắc trong việc học cách đánh hơi những mùi có liên quan đến môi trường của chúng. Mặc dù kiến không có khứu giác giống động vật có vú nhưng chúng có thể nhận biết các mùi riêng biệt thông qua râu. Theo nghiên cứu đăng trên Đại học Vanderbilt (Mỹ), râu kiến có số lượng cơ quan cảm nhận mùi rất lớn.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học huấn luyện 70 con kiến formica fusca để ngửi sự khác biệt giữa nước tiểu của những con chuột khỏe mạnh và những con chuột được ghép khối u ung thư từ người.
Chỉ sau 3 buổi huấn luyện, đàn kiến đã có thể xác định VOC một cách chính xác. Những phát hiện này cho thấy việc sử dụng kiến có tiềm năng trở thành phương pháp rẻ và hiệu quả để phát hiện ung thư.
Nghiên cứu này mở rộng từ nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học. Ở nghiên cứu trước, họ đã chứng minh kiến có thể phát hiện tế bào ung thư con người được nuôi cấy trong môi trường phòng thí nghiệm.
Phương pháp nhanh, rẻ và tiện lợi
Tiến sỹ Baptiste Piqueret, thuộc Nhóm nghiên cứu Hành vi xã hội Lise Meitner, Viện Sinh thái hóa học Max Planck ở Jena (Đức), một trong những tác giả nghiên cứu nhấn mạnh lý do kiến có thể cung cấp một phương pháp phát hiện ung thư đầy hứa hẹn. Ông nói với Medical News Today (Tạp chí y tế hàng đầu thế giới): “Thí nghiệm này chứng minh kiến có tiềm năng trở thành công cụ phát hiện ung thư sinh học hiệu quả và rẻ trong tương lai (dù phương pháp vẫn cần thí nghiệm lên con người). Hơn nữa, chúng học rất nhanh, việc nuôi chúng cũng khá dễ dàng”.
James Dobbyn, y tá nghiên cứu cấp cao của Dịch vụ Y tế Quốc gia và chuyên gia y tá lâm sàng về ung thư cấp tính (Anh), người không tham gia vào nghiên cứu này, lưu ý: “Mặc dù bệnh nhân có thể thấy giải pháp này khó hiểu nhưng nếu kết quả nghiên cứu được xác nhận có thể đem lại lợi ích rất lớn cho người bệnh”.
Ông James Dobbyn cho biết ung thư buồng trứng chiếm 70% tổng số ca ung thư phụ khoa do các triệu chứng của bệnh không thể hiện rõ ràng. 75% phụ nữ mắc bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn III và IV. Điều này nghĩa là ở giai đoạn đó, bệnh ung thư khó điều trị hơn nhiều.
Phát hiện ung thư sớm hơn đem đến kết quả tốt hơn cho bệnh nhân. Các phương pháp sàng lọc mới như này rất được hoan nghênh nếu chúng là giải pháp đáng tin cậy và thiết thực trong môi trường lâm sàng. "Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định tính hiệu quả của phương pháp này”, ông James Dobbyn nhận định.
Bình luận của bạn