Người sau điều trị ung thư nên tập thể dục thường xuyên
Loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
Đẩy lùi bất bình đẳng trong chăm sóc ung thư
Những cuốn sách hay giúp bạn hiểu đúng về bệnh ung thư
Chuyên gia chỉ ra 4 thói quen làm tăng nguy cơ ung thư thực quản
Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh ung thư và tuổi đời càng cao, cơ thể lão hóa, sức đề kháng giảm khiến khả năng mắc bệnh càng tăng. Thậm chí sau khi chữa khỏi, nguy cơ bệnh tái phát là khó tránh khỏi nếu bạn không biết cách phòng ngừa.
Trong một cuộc phỏng vấn với HT Lifestyle, TS.BS Satish Kumar đang làm việc tại Bệnh viện Manipal ở Yeshwanthpur (Ấn Độ), đã đưa ra những lời khuyên mà người sau điều trị ung thư nên tuân theo để tránh tái phát bệnh:
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc sau khi điều trị ung thư có thể làm tăng nguy cơ tái phát và giảm cơ hội điều trị bệnh thành công. Khói thuốc lá chứa hơn 70 chất gây ung thư, nhiều chất trong số đó có thể gây tổn thương DNA (vật liệu di truyền ở người và hầu hết các sinh vật khác) và góp phần phát triển ung thư. Ngoài ra, hút thuốc có thể làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Chính vì vậy, bỏ thuốc lá là một trong những thói quen tốt đối với người sau khi vừa thoát khỏi "cửa tử", giúp cải thiện cơ hội phục hồi và giảm nguy cơ tái phát.
Ngừng hoặc hạn chế uống rượu
Theo Hindustan times, những người sống sót sau ung thư uống rượu thường xuyên có nguy cơ tử vong và tái phát cao. Uống nhiều rượu có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng khiến cho việc điều trị ung thư trở nên khó khăn hơn. Nếu có tiền sử mắc bệnh ung thư, tốt nhất bạn nên hạn chế uống rượu hoặc tránh hoàn toàn.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng và có lợi ích lâu dài cho sức khỏe tổng thể. Những người bệnh tập thể dục thường xuyên có tỷ lệ sống sót sau 10 năm cao hơn so với người không tập. Bên cạnh đó, nó còn giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường, các vấn đề tim mạch... ở người sống sót sau ung thư.
Bạn nên tập thể dục vừa phải ít nhất 3-5 giờ/tuần hoặc tập thể dục nhịp điệu 30 phút trong 3 ngày/tuần và luyện tập sức bền 2 lần/tuần.
Chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sau khi điều trị ung thư sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bạn nên thêm vào bữa ăn hàng ngày các loại trái cây, rau quả... vì nó chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và chất phytochemical (các hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật) có thể chống lại ung thư. Ngoài ra, bạn nên hạn chế thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có đường, đồ uống có cồn...
Giảm cân và tránh béo phì
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, thừa cân, béo phì, lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ác tính và khả năng tái phát bệnh sau điều trị. Vì vậy, duy trì cân nặng hợp lý thông qua hoạt động thể chất thường xuyên và chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư hiệu quả.
Bình luận của bạn