Người bị ngưng thở khi ngủ có thể ngưng thở tới hàng trăm lần mỗi đêm
7 bài tập yoga giúp phòng ngừa chứng ngưng thở khi ngủ
9 triệu chứng không ngờ của chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ
Ngưng thở khi ngủ và trầm cảm làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương
Ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Có nhiều dạng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở là dạng thường gặp nhất, xảy ra khi các cơ hầu họng bị tụt vào, gây tắc nghẽn đường thở. Một dạng ngưng thở khi ngủ khác là ngưng thở khi ngủ trung ương, xảy ra do mất kết nối giữa não và các cơ kiểm soát hơi thở.
Thừa cân, béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ chính
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở thường xảy ra ở những người bị thừa cân, béo phì. Các chuyên gia cho rằng những người này thường có các bó cơ lớn hơn, nhiều hơn tại vùng hầu họng, làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh.
Người thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ cao mắc nhưng thở khi ngủ
Ngoài ra, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn khi ngủ bao gồm: Amidan lớn, đường hô hấp hẹp, di truyền, thói quen hút thuốc lá, nghiện rượu bia, nghẹt mũi.
Ngáy không phải là triệu chứng duy nhất cảnh báo bệnh
Tiếng ngáy lớn có thể là triệu chứng đáng chú ý nhất cảnh báo ngưng thở khi ngủ, nhưng hãy chú ý tới cả các dấu hiệu như hay cảm thấy buồn ngủ (thậm chí ngủ gật) trong ngày, nhức đầu vào buổi sáng, miệng khô, hay thay đổi tâm trạng, khó tập trung…
Nam giới có nguy cơ mắc ngưng thở khi ngủ cao hơn nữ giới
Nam giới hay mắc ngưng thở khi ngủ hơn nữ giới
Nam giới, đặc biệt những người trong độ tuổi trung niên thường có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, sau mãn kinh cũng nên cẩn trọng với tình trạng này.
Ngưng thở khi ngủ có thể đe dọa tới tính mạng
Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ và hội chứng chuyển hóa (bao gồm nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch, đái tháo đường như tích mỡ bụng, mỡ máu cao, tăng huyết áp, đường huyết cao)…
Ngưng thở khi ngủ thường ít được chẩn đoán
Ngưng thở khi ngủ ít khi được chẩn đoán do tình trạng này thường xảy ra khi đang ngủ, do đó bạn sẽ không thể tự nhận ra các dấu hiệu cảnh báo bệnh, trừ khi bạn ngủ cùng phòng với một ai khác.
Nhiều người cũng không biết tới việc tình trạng buồn ngủ trong ngày là một trong các dấu hiệu ngưng thở khi ngủ, do đó bệnh ít khi được chẩn đoán sớm.
Có nhiều biện pháp khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ
Trong trường hợp bạn chỉ bị ngưng thở khi ngủ nhẹ, thay đổi lối sống có thể giúp đối phó với bệnh tốt hơn. Cụ thể, hãy hạn chế những tác nhân có thể làm gián đoạn giấc ngủ: Bỏ thuốc lá; Không uống rượu bia, đồ uống có gas; Không nằm ngửa khi ngủ và hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
Đeo mặt nạ CPAP vào ban đêm là một biện pháp khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, do khó chịu, tốn kém và các tác dụng phụ như nghẹt mũi, khô miệng… nhiều người không thích sử dụng loại mặt nạ này.
Ngoài CPAP, bạn có thể sử dụng một ống ngậm để đường thở được thông thoáng. Trong trường hợp các biện pháp này không có tác dụng, bạn có thể lựa chọn phẫu thuật để khắc phục tình trạng ngưng thở khi ngủ.
Bình luận của bạn