Ai bảo ăn chay trường là không mỡ máu?

Người ăn chay trường hay nhà sư vẫn có thể bị mỡ máu

Rối loạn mỡ máu sinh ra nhiều bệnh

Người gầy, trẻ em cũng bị mỡ máu!

Người mỡ máu cao uống nấm linh chi có tốt không?

Tôi bị bệnh mạch vành và bệnh mỡ máu cao thì phải chữa thế nào?

Ăn chay trường mà vẫn nhiễm mỡ máu do đâu?

Bình thường trong máu có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid... Nếu các chỉ số này cao hơn mức cho phép thì gọi là mỡ máu cao hay rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ. Bệnh không chỉ gặp ở người thừa cân, cao tuổi mà thực tế ngay cả người gầy, trẻ tuổi hay những người ăn chay trường cũng có nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ rất cao.

Theo bác sỹ chuyên khoa 2 Vũ Đức Chung - Chủ nhiệm khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 354 (Hà Nội): "Mỡ máu cao không phải chỉ do ăn mỡ mà là do ăn các thực phẩm thừa năng lượng. Khi dùng thức ăn béo, hầu hết mỡ hình thành dưới dạng chất béo trung tính gọi là triglycerid hoặc khi tiêu thụ quá nhiều calo. Calo cũng được chuyển đổi thành triglycerid và lưu trữ bên trong các tế bào mỡ. Điều này lý giải vì sao nhiều người ăn chay cũng không thoát khỏi bệnh".

Người gầy, người ăn chay vẫn có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu

Các thực phẩm ăn chay cũng có nhiều chất dinh dưỡng. Chẳng hạn trong các loại đậu. Bên cạnh đó, các món chay hiện nay dùng nhiều dầu được chiên đi chiên lại làm biến đổi chất lượng dầu, tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt. 

Cholesterol có 2 nguồn gốc: Từ thức ăn hàng ngày trong thịt, mỡ, trứng... chỉ chiếm 20% nhu cầu cholesterol trong cơ thể; Còn lại, 80% lượng cholesterol là do gan tự tổng hợp từ đường, đạm. Gan có khả năng tổng hợp cholesterol từ những chất khác như đường, đạm. Vì thế, người ăn chay bị rối loạn mỡ máu cũng có thể do rối loạn việc tạo cholesterol ở gan. Khi cơ thể suy yếu, receptor tế bào giảm hoạt động gây hạn chế hấp thụ cholesterol. Vì thế, dù không ăn mỡ, nhiều người ăn chay vẫn gặp phải rối loạn mỡ máu.

Nhiễm máu mỡ ảnh hưởng tới sức khỏe ra sao?

Bệnh mỡ máu cao nếu không điều trị về lâu dài sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: Xơ, dày thành mạch máu, làm tăng huyết áp, tắc mạch máu đặc biệt mạch máu ở não và mạch vành, gây tai biến, suy tim về sau. Có tới khoảng 60 phần trăm người bị nhiễm máu mỡ thất bại trong việc kiểm soát bệnh.

Biểu hiện bệnh ở người trẻ hầu như không có triệu chứng. Nhiều người chỉ vô tình phát hiện bệnh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc thấy tăng huyết áp, đau đầu, đi làm thêm xét nghiệm máu thì đã thấy bị mỡ máu cao. Ở người già biểu hiện rõ ràng hơn, có đến 90% có kèm theo tăng huyết áp, đái tháo đường.

Mỡ máu cao nếu không điều trị có thể gây xơ vữa động mạch

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu phát hiện sớm, có người chỉ cần chỉnh chế độ ăn, là tỷ lệ mỡ trong máu gần như trở lại bình thường. Trường hợp không đáp ứng được thì dùng thuốc điều chỉnh. Đây là cả một quá trình lâu dài, vì còn tùy thuộc vào độ nhạy của thuốc, kiêng khem của từng người và không có một liều nhất định.

Ăn thế nào để tránh mỡ máu?

Để phòng và điều trị bệnh, phải tùy theo công việc mà ăn lượng calo phù hợp, tuyệt đối không được thừa năng lượng gây thừa mỡ. Cần ăn nhiều rau xanh, chất xơ. Người ăn chay cần tính toán để có một chế độ ăn hợp lý, cân bằng giữa các thành phần: Tinh bột, đạm, đuờng, béo…, cái gì quá cũng là không tốt. 

 Người bị mỡ máu cao nên ăn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ

Nên chăm tập luyện và làm các việc năng động để tiêu bớt lượng mỡ dư thừa, tránh việc tạo thành những cholesterol có hại. Tất cả những người trên 20 tuổi nên được xét nghiệm 5 năm một lần các thành phần cơ bản của lipid máu gồm: Cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và tryglycerid. Các xét nghiệm nên được làm khi đói (cách bữa ăn trước ít nhất 12 giờ, bao gồm cả đồ uống có năng lượng).

Các nghiên cứu đã chứng minh, giải quyết được rối loạn mỡ trong máu là cần thiết để hạn chế tai biến mạch vành tim, tai biến mạch máu não và giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng mạch máu.

Chế độ ăn uống và luyện tập rất quan trọng để giảm cholesterol nhưng có tới 80%  lượng cholesterol trong cơ thể được tổng hợp tại gan. Việc sử dụng thuốc giảm mỡ máu trong điều trị rối loạn lipid máu, phòng ngừa bệnh mạch vành là cần thiết. Tuy nhiên, sử dụng thuốc dài ngày giống như dao hai lưỡi. Nó làm tăng nguy cơ sỏi mật, rối loạn chức năng gan và làm nặng thêm tình trạng rối loạn chuyển hóa.

Qua nhiều nghiên cứu mới dây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên trong các sản phẩm thực phẩm chức năng có thể giảm cholesterol nhờ ức chế quá trình tổng hợp chất này tại gan. Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu cao sẽ đem lại hiệu quả cao, đồng thời rất an toàn với người sử dụng. 

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)

 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch