Lưu ý về vệ sinh thân thể khi mắc sốt xuất huyết

Người mắc sốt xuất huyết cần làm gì để nhanh khỏi bệnh?

Người mắc sốt xuất huyết ăn gì để nhanh hồi phục?

Biến chứng giảm tiểu cầu nguy hiểm do sốt xuất huyết

Dòng chảy Sức khỏe+: Đã có 100 ca tử vong do sốt xuất huyết

6 điều cần tránh để phòng bệnh đường hô hấp

Sốt xuất huyết có được tắm không?

Những người mắc sốt xuất huyết thường rất mệt mỏi, đồng thời gặp phải triệu chứng xuất huyết ngoài da nên có tâm lý ngại tắm. Tuy nhiên, khi bị sốt, việc không vệ sinh đúng cách có thể làm suy giảm sức đề kháng, dẫn tới bội nhiễm và dễ mắc các biến chứng nặng.

Theo VnExpress, TS.BS Vũ Minh Điền - Phó trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, bệnh nhân sốt nhẹ có thể tắm nhanh với nước ấm hoặc lau người ở phòng kín, tránh gió lùa. Nên tắm dưới vòi hoa sen trong thời gian ngắn, không nên ngâm mình trong bồn tắm quá lâu.

Riêng trường hợp sốt xuất huyết hạ tiểu cầu, bạn cần tránh kỳ cọ mạnh bởi sẽ gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm. Tốt nhất là bạn nên dùng khăn ấm lau người, bởi tắm gội có thể làm cho thành mạch giãn mạnh, khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn. Triệu chứng thường xuất hiện trong ngày 3-7 của bệnh, gây ra các đốm xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau ở dưới da, màu đỏ hoặc vết bầm tím. Bệnh nhân cũng có thể bị chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng. 

Do bệnh có triệu chứng xuất huyết nên khi tắm cần tránh các động tác kỳ cọ mạnh

Do bệnh có triệu chứng xuất huyết nên khi tắm cần tránh các động tác kỳ cọ mạnh

Với bệnh sốt xuất huyết, hết sốt không có nghĩa là khỏi bệnh. Đây là giai đoạn nguy hiểm, người bệnh vẫn cần được theo dõi sát và nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động mạnh, đi lại nhiều. Bệnh nhân sốt xuất huyết nên được đưa đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu trở nặng: Đau bụng nhiều, đau liên tục, đau nhiều vùng gan; Lơ mơ, rối loạn tri giác; Nôn ói; Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, chảy máu miệng, nôn ra máu, đại tiện phân đen hoặc máu, tiểu máu, xuất huyết âm đạo...

Người bệnh sốt xuất huyết cần giữ vệ sinh răng miệng

Cũng theo BS Vũ Minh Điền, trong hầu họng có hàng rào bạch huyết, đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể bằng cách sưng lên, tạo thành amidan hoặc các hạch. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn có thể vượt qua hàng rào bảo vệ này để gây bệnh. Ngoài ra, các vi khuẩn còn sinh sống ở vùng răng, miệng, cũng có thể gây bệnh khi cơ thể yếu đi.

Người mắc sốt xuất huyết cần giữ vệ sinh răng miệng, hạn chế đánh răng mạnh hoặc ăn thức ăn cứng làm tổn thương lợi

Người mắc sốt xuất huyết cần giữ vệ sinh răng miệng, hạn chế đánh răng mạnh hoặc ăn thức ăn cứng làm tổn thương lợi

Do đó, việc vệ sinh họng miệng khi bị ốm, sốt, đặc biệt sốt xuất huyết rất quan trọng. Nếu vệ sinh kém, vi khuẩn gây viêm lợi, nướu, thậm chí bội nhiễm trên nền sốt xuất huyết. Nhiều trường hợp đã nhập viện khi vừa mắc sốt xuất huyết, vừa bội nhiễm vi khuẩn do không vệ sinh họng miệng đúng cách.

Người mắc sốt xuất huyết cần ăn chín, uống chín, rửa tay đều đặn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nên súc miệng thường xuyên bằng các nước sát khuẩn thông thường hoặc nước muối.

Sốt xuất huyết thể nhẹ có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sỹ, trên nguyên tắc hạ sốt đúng cách và bổ sung nước qua đường uống. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh và truyền dịch tại nhà khi không có chỉ định. Người bệnh mắc sốt xuất huyết nên thực hiện chế độ ăn lỏng, dễ tiêu; Uống nước cam, nước dừa, nước ép rau củ và oresol để nhanh phục hồi sức khỏe.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm