Bù nước, truyền dịch đúng cách khi bị sốt xuất huyết

Người bệnh sốt xuất huyết nên bù nước qua đường ăn uống

Nên làm gì khi bị sốt xuất huyết

Giai đoạn nguy hiểm khi mắc sốt xuất huyết

Những biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Số ca mắc sốt xuất huyết tăng, lưu ý dấu hiệu nhận biết bệnh sớm

Khi nào cần truyền dịch?

Dịch sốt xuất huyết đang gia tăng tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt gây triệu chứng nặng ở các đối tượng như trẻ béo phì, thừa cân, phụ nữ mang thai. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường sốt cao đột ngột hoặc liên tục, dẫn tới nguy cơ thiếu dịch. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ai bị sốt xuất huyết cũng nên “truyền nước biển” – tức các dung dịch chứa muối và chất điện giải như ringer lactate, natri clorua 0,9%...

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trẻ mắc sốt xuất huyết được chỉ định truyền dịch khi có ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau: Lừ đừ; Không uống được nước; Nôn ói nhiều; Đau bụng nhiều; Có dấu hiệu mất nước; Hematocrit (chỉ số các tế bào hồng cầu trong máu) tăng cao. Người trên 16 tuổi xem xét truyền dịch khi nôn nhiều, không uống được và hematocrit cao, hoặc có dấu mất nước.

Việc truyền dịch cho bệnh nhân sốt xuất huyết cần có chỉ định và theo dõi của bác sỹ

Việc truyền dịch cho bệnh nhân sốt xuất huyết cần có chỉ định và theo dõi của bác sỹ

 

Hiện tượng phát ban hồi phục là triệu chứng thường gây lo lắng cho người bệnh và đôi khi cho cả thầy thuốc, dẫn đến chỉ định truyền dịch không cần thiết.

Sản phẩm truyền dịch phải do bác sỹ chỉ định, tính toán theo cân nặng và thể trạng của bệnh nhân. Nguyên nhân là bù dịch quá tải có thể gây suy tim hoặc phù phổi, đe dọa tính mạng của người bệnh. Trong giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết (ngày 3-7), nếu nhận thấy bệnh nhân có tình trạng thoát dịch, mất nước nhiều, bác sỹ sẽ chỉ định truyền dịch với liều lượng và chủng loại phù hợp tùy theo phác đồ. Tốc độ truyền cũng phải điều chỉnh khác nhau tùy theo ca bệnh, đặc biệt là ở bệnh nhi.

Sang đến giai đoạn hồi phục (từ ngày 7 trở đi), bệnh nhân đã có khả năng tái hấp thu để bù lại lượng dịch đã thoát trong các giai đoạn trước, do đó cần tránh tuyệt đối truyền dịch.

Bù nước đúng cách khi bị sốt xuất huyết

Thay vì tự ý truyền nước biển và truyền dịch, người dân nếu thấy ốm, mệt mỏi, sốt cao cần tới cơ sở y tế để thăm khám. Các bác sỹ sẽ xét nghiệm các chỉ số cần thiết để chẩn đoán bệnh, đưa ra chỉ định đúng cho người bệnh.

Phác đồ điều trị sốt xuất huyết của Bộ Y tế khuyến cáo, ngay từ giai đoạn sốt (3 ngày đầu), người bệnh nên bù dịch bằng đường uống nếu bệnh nhân còn khả năng uống được. Thức uống phù hợp là dung dịch oresol hoặc nước trái cây (nước dừa, cam, chanh...), hoặc nước cháo loãng với muối. Không ăn, uống sản phẩm có màu nâu đỏ như xá xị, chocolate, tiết, củ dền (dễ nhầm lẫn với xuất huyết).

Người bệnh sốt xuất huyết nên uống nước dừa, nước cam

Người bệnh sốt xuất huyết nên uống nước dừa, nước cam

Bạn cần pha oresol theo tỷ lệ và hướng dẫn trên bao bì (200ml, 500ml hoặc 1l nước), không được chia nhỏ gói thuốc làm nhiều lần pha. Dung dịch oresol quá loãng sẽ không hiệu quả, pha đậm đặc lại có dễ gây rối loạn điện giải nguy hiểm đến tính mạng.

Khi chăm trẻ bị sốt xuất huyết, cha mẹ nên theo dõi màu nước tiểu. Nếu nước tiểu trong, vàng nhạt là trẻ được bù nước đầy đủ, còn trường hợp nước tiểu sậm màu là dấu hiệu trẻ đang bị cô đặc máu. 

Năm nay, chủng virus sốt xuất huyết D2 gia tăng, dự báo số ca mắc và nặng, tử vong cũng gia tăng. Người bệnh nên đi khám ngay nếu có các triệu chứng nặng: Không ăn, uống được; Nôn ói và đau bụng nhiều; Tay chân lạnh, ẩm; Mệt lả, bứt rứt, li bì; Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo; Không tiểu trên 6 giờ.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp