Người mắc sốt xuất huyết ăn gì để nhanh hồi phục?

Người sốt xuất huyết cần chú ý chế độ dinh dưỡng để sớm khỏe mạnh

Biến chứng giảm tiểu cầu nguy hiểm do sốt xuất huyết

Infographic: Thực phẩm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng

Mẹo tăng đề kháng cho trẻ trong thời tiết nắng nóng

Trẻ hay ốm vặt, làm thế nào để tăng đề kháng?

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng. Thông thường, người bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện đầu tiên là sốt, khi bệnh chuyển biến nặng, có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như tiểu cầu giảm mạnh, chảy máu trong, thậm chí tử vong.

Theo nghiên cứu, một người có thể mắc sốt xuất huyết tối đa bốn lần trong đời. Vì vậy, việc tăng cường khả năng miễn dịch sau lần nhiễm là điều quan trọng để tránh tái phát. Dưới đây là 6 loại thực phẩm giúp tăng đề kháng, đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh sốt xuất huyết.

Nước dừa

Nước dừa là đồ uống tự nhiên bổ dưỡng

Nước dừa là đồ uống tự nhiên bổ dưỡng

Sốt xuất huyết có thể gây mất nước. Bạn nên uống nhiều nước, các đồ uống tự nhiên để giữ đủ nước. Nước dừa là một trong những thức uống lành mạnh cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất điện giải giúp cải thiện sự mất nước, ngừa suy nhược. Bạn nên uống 1-2 cốc nước dừa mỗi ngày.

Lưu ý, những người có bệnh lý như huyết áp thấp, đái tháo đường, suy thận hoặc rối loạn điện giải nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trà thảo mộc

Bạn có thể lựa chọn các loại trà pha chế có bạc hà, gừng, quế, thảo quả... giúp thư giãn tinh thần, giảm bớt các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết như buồn nôn, nôn. Điều này cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch để giảm nguy cơ tái phát bệnh sốt xuất huyết.

Nước ép lá đu đủ

Giảm tiểu cầu, thậm chí giảm cực thấp là biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. Nước ép từ lá đu đủ tươi có chứa các hợp chất thiết yếu như papain và carocain giúp tăng tiểu cầu và giảm nhiễm khuẩn khi bị sốt xuất huyết. Hãy thử uống 1 cốc nước ép lá đu đủ hàng ngày hoặc có thể đun sôi lá đu đủ tươi trong nước và uống 1 cốc mỗi ngày cho đến khi khỏe lại. Bạn có thể thêm một chút đường cho dễ uống. 

Lá cỏ cà ri

Lá cỏ cà ri vừa là thảo mộc vừa được sử dụng trong ẩm thực

Lá cỏ cà ri vừa là thảo mộc vừa được sử dụng trong ẩm thực

Thành phần của lá cà ri chứa các dưỡng chất giúp bảo vệ hệ tim mạch, chống viêm và tăng sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, giúp giảm các triệu chứng thường gặp của bệnh sốt xuất huyết là đau đầu, đau cơ khớp. Bạn có thể giã nhuyễn lá cỏ cà ri sau đó pha với nước sôi để nguội, hoặc đun sôi cá cà ri sau đó dùng phin cà phê lọc, uống như uống nước trà.

Lựu

Lựu giàu chất sắt giúp tăng tiểu cầu trong máu, ngăn ngừa tiểu cầu xuống thấp. Ngoài ra, sốt xuất huyết khiến cơ thể suy nhược, việc tăng cường bổ sung sắt giúp chống lại tình trạng mệt mỏi, uể oải, tăng mức năng lượng. Bạn nên ăn 1 quả lựu mỗi ngày.

Nước ép rau củ

Các loại rau củ thường chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết giúp nhanh khỏi bệnh sốt xuất huyết. Uống nước ép rau củ theo mùa để đối phó với bệnh sốt xuất huyết. Bạn nên ưu tiên nhóm có múi (cam, chanh, bòng bưởi, quất...), các loại quả mọng (dâu tây, mâm xôi, quả quả việt quất…), các loại rau dạng mầm (bắp cải, súp lơ…), các loại ớt (ớt chuông vàng, ớt đỏ, ớt xanh), các loại trái cây khác (đu đủ, xoài, dứa, dưa đỏ, dưa hấu, cà chua, trái kiwi).

 
Nguyễn Thanh (Theo onlymyhealth.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng