- Chuyên đề:
- Suy tim
Ăn quá nhiều muối hoặc đường đều có thể ảnh hưởng xấu tới huyết áp của bạn
Hở van tim 2 lá, 3 lá, van động mạch chủ ¼ dùng thuốc gì?
Có những cách nào để điều trị mỡ máu cao phòng ngừa bệnh tim mạch?
Thiếu máu mạch vành, chưa có biểu hiện gì có nguy hiểm không?
Nghiên cứu mới: Mạch máu của phụ nữ lão hóa nhanh hơn nam giới
Tăng huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn tới nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm như bệnh động mạch vành, đau tim, suy tim… Dưới đây là 9 loại thực phẩm người bệnh tăng huyết áp cần hạn chế để kiểm soát bệnh tốt hơn:
Muối ăn
Người bệnh tim mạch nói chung và người bệnh tăng huyết áp nói riêng cần chủ động hạn chế ăn quá nhiều muối, cụ thể là hạn chế natri trong muối. Theo các chuyên gia, người bệnh tăng huyết áp cần giới hạn lượng natri ở mức 1.500mg/ngày. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia Mỹ, nhiều người đang ăn nhiều natri gấp đôi lượng khuyến cáo, tức là khoảng 3.400mg/ngày.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), khoảng 75% lượng natri bạn ăn mỗi ngày tới từ các loại thực phẩm chế biến sẵn, các món ăn tại nhà hàng… Một số thực phẩm chứa nhiều muốn nhất bao gồm: Các loại thịt nguội, bánh pizza, soup đóng hộp, cà chua đóng hộp…
Các loại thịt nguội
Các loại thịt nguội thường chứa nhiều muối, không tốt cho người bị tăng huyết áp
Các loại thịt nguội, thịt chế biến sẵn hầu hết đều chứa hàm lượng natri khổng lồ. Các nhà sản xuất sử dụng muối để thêm hương vị và bảo quản các loại thịt. Trung bình, 57gr thịt nguội, thịt chế biến sẵn có thể chứa tới 500mg natri. Thêm vào đó, thói quen ăn thịt nguội cùng bánh mì, phô mai, nước sốt, dưa chua… càng làm tăng lượng natri bạn ăn vào.
Pizza đông lạnh
Hầu hết tất cả các loại pizza đều không phải là lựa chọn tốt đối với những người bị tăng huyết áp. Pizza có nhiều phô mai, thịt muối, sốt cà chua… do đó chứa nhiều natri. Đặc biệt, pizza đông lạnh rất nguy hiểm với người bệnh tăng huyết áp. Nguyên nhân là bởi để duy trì hương vị của pizza trong quá trình chế biến, các nhà sản xuất thường thêm rất nhiều muối vào lớp đế bánh.
Trung bình, 1 chiếc bánh pizza phô mai và thịt nguội đông lạnh có thể chứa hơn 700mg natri. Phần đế bánh càng dày, phần nhân càng nhiều thì lượng natri càng cao.
Dưa chua
Người bị tăng huyết áp nên hạn chế các món dưa chua, dưa muối...
Muối thường được sử dụng để bảo quản thực phẩm trong thời gian dài vì chúng giúp ngăn quá trình phân hủy thực phẩm. Điều này cũng không ngoại lệ với các loại dưa chua, dưa muối. Các loại dưa chua, dưa muối càng để lâu sẽ càng hấp thụ nhiều natri. Theo đó, 1 quả dưa muối chua có thể chứa tới 390mg natri.
Soup đóng hộp
Nhìn chung, các loại soup đóng hộp, cũng như các thực phẩm đóng hộp khác đều chứa nhiều natri, không tốt cho người bị tăng huyết áp. 1/2 hộp soup có thể chứa tới 900mg natri. Do đó, tốt hơn hết bạn nên tự nấu soup để kiểm soát hàm lượng natri trong món ăn.
Cà chua đóng hộp
Hầu hết các loại nước sốt cà chua đóng hộp, nước sốt mì Ý hay nước ép cà chua đều có hàm lượng natri cao. Do đó, người bệnh tăng huyết áp nên chọn sử dụng cà chua tươi chứa nhiều lycopene, chất chống oxy hóa mạnh mẽ tốt cho sức khỏe tim mạch.
Đường
Các món ăn, đồ uống nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì và làm trầm trong thêm tình trạng tăng huyết áp. Hiệp hội Tim mạch (Mỹ) khuyến cáo phụ nữ không nên ăn quá 6 thìa cà phê (24gr) đường/ngày, trong khi nam giới không nên ăn quá 9 thìa cà phê (36gr) đường/ngày.
Các thực phẩm giàu chất béo “xấu”
Người bệnh tăng huyết áp nên tìm cách hạn chế chất béo bão hòa, tránh hoàn toàn chất béo chuyển hóa. Một số thực phẩm giàu chất béo bão hòa bao gồm: Da động vật, sữa nguyên kem, thịt đỏ, bơ… Chất béo chuyển hóa thường có nhiều trong các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp.
Các loại chất béo chuyển hóa có thể được hình thành trong quá trình hydro hóa, quá trình chuyển hóa dầu từ dạng lỏng sang dạng rắn. Các loại dầu hydro hóa có thể làm tăng hạn sử dụng, tăng tính ổn định cho thực phẩm đóng gói. Tuy nhiên, chúng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe trái tim.
Theo đó, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nồng độ cholesterol “xấu” LDL trong cơ thể. Điều này có thể khiến bệnh tăng huyết áp thêm nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, suy tim…
Rượu bia
Theo Mayo Clinic (Mỹ), uống nhiều hơn 3 ly rượu/bia cùng một lúc có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp tạm thời. Uống nhiều rượu bia có thể dẫn đến các vấn đề huyết áp về lâu dài, gây thừa cân, béo phì. Thêm vào đó, rượu bia cũng có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc huyết áp.
Bên cạnh dùng thuốc, phẫu thuật cũng như thay đổi lối sống, nhiều chuyên gia cho rằng sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược cũng có thể giúp hỗ trợ điều trị, giúp bạn kiểm soát bệnh tim mạch trong đó có huyết áp cao tốt hơn.
Vi Bùi H+ (Theo Healthline)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim. Sản phẩm phù hợp cho người bệnh mạch vành, suy tim, hẹp hở van tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, rối loạn mỡ máu.
Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học và Đời sống Toàn cầu (Canada) năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim (ho, phù, khó thở, mệt mỏi), giảm cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” LDL trong máu.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn