Người đái tháo đường cần làm gì khi bị ốm?

Người bệnh đái tháo đường khi bị ốm thường khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu

Tại sao bạn cần giảm cân khi bị đái tháo đường type 2?

Đái tháo đường ảnh hưởng gì đến sex ở cả hai giới?

Sữa nào tốt nhất cho người đái tháo đường?

Chết dễ hơn khi đã bị đau tim lại còn thêm đái tháo đường

Khi bị ốm, người bệnh đái tháo đường cần được chăm sóc cẩn thận, chu đáo, cũng như cân nhắc kỹ lưỡng việc sử dụng thuốc và chế độ ăn để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm do đường huyết tăng quá cao.

Chăm sóc bản thân kỹ càng hơn

Khi bị bệnh, các tế bào của cơ thể sẽ rơi vào trạng thái “stress”. Để giải quyết tình trạng này, não bộ sẽ kích thích giải phóng ra các hormone giúp chống lại bệnh tật, nhưng một phần chúng sẽ làm tăng đường huyết, làm giảm khả năng hoạt động của insulin – hormon vận chuyển đường từ máu vào tế bào.

Người bệnh đái tháo đường type 2 khi bị ốm có nguy cơ cao bị hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu (HHS). Biến chứng nhiễm toan ceton đái tháo đường (DKA) thường gặp trong bệnh đái tháo đường type 1. Do đó, trong những ngày ốm, người bệnh cần theo dõi sát sao lượng đường máu để có các biện pháp điều chỉnh khi cần thiết. Nếu lượng đường trong máu cao hoặc tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, thấy buồn nôn, nôn, bạn cần liên hệ với bác sỹ hoặc trung tâm y tế gần nhất để có được hướng dẫn điều trị cụ thể.

Khi lượng đường trong máu hơn 250mg/dl, khó thở, khó vận động cánh tay... bạn nên đến ngay bệnh viện để được điều trị

Những ngày ốm bệnh, bạn cần:

-  Theo dõi glucose trong mỗi 2 - 4 giờ (Đái tháo đường type 1) hoặc 4 - 12 giờ (Đái tháo đường type 2) hoặc theo khuyến cáo của bác sỹ.

-  Tham khảo ý kiến ​​bác sỹ về thuốc hoặc sự thay đổi liều lượng insulin.

-   Uống nhiều nước, kể cả những món có muối như các món canh.

-   Kiểm tra nước tiểu hoặc ketone máu, đặc biệt là nếu đường huyết của bạn cao hoặc bạn thấy buồn nôn và ói mửa. Nếu nồng độ ketone tăng lên, bạn cần phải đến gặp bác sỹ ngay lập tức.

Tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng sau:

- Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy dai dẳng 

- Khó thở

- Khó vận động cánh tay hoặc chân

- Gặp vấn đề về tầm nhìn, lời nói hoặc các vấn đề cân bằng

- Cảm thấy không thể tự chăm sóc bản thân

- Lượng đường trong máu hơn 250mg/dl

-  Sốt dai dẳng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng nặng hơn

-  Ketone nước tiểu hoặc trong máu cao hơn bình thường

Một số bệnh nhân cần phải đến bệnh viện điều trị ngay lập tức, trong khi những bệnh nhân khác có thể được kiểm soát bằng những tư vấn của bác sỹ để thực hiện tại nhà. Mọi người thường để ốm quá lâu mới đến gặp bác sỹ, điều này có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc đe dọa đến tính mạng.

Hoạt chất sinh học từ thiên nhiên giúp ổn định đường huyết trong những ngày ốm bệnh

Khi bị ốm, cơ thể cần nhiều nguồn lực để có thể đối phó với các tác nhân xấu từ bên ngoài. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng thêm các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có trong các thảo dược như Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài sơn…trước mắt sẽ giúp ổn định đường huyết do tăng cường chức năng tuyến tụy, làm tăng khả năng hoạt động của insulin, giảm stress oxy hóa tế bào, mà về lâu dài dịch chiết Nhàu còn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể để cơ thể đủ “khỏe mạnh” chống lại bệnh tật.

Ngân Giang H+ (Theo Dtc.ucsf)



Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết