Thoát khỏi cánh cửa “tử thần” sau cơn đột quỵ: Ăn gì tốt?

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ

7 cách giúp phòng tránh đột quỵ, ung thư bạn nên biết

Sơ cứu cho người bị đột quỵ như thế nào?

Bị tăng huyết áp và bị đột qụy nên ăn, uống và luyện tập thế nào?

Cách phòng ngừa đột quỵ tái phát cho người bệnh huyết áp cao

Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.

Người bệnh sau đột quỵ cần có chế độ ăn uống đặc biệt để nâng cao sức khỏe, ngăn chặn nguy cơ tái phát. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn và loại cần tránh người bệnh nên biết:

Rau xanh, hạt và trái cây là lựa chọn hàng đầu

Các loại rau củ: Rau cải bó xôi, củ cải và cải bắp đều rất tốt cho não, giúp cải thiện các phản ứng sinh hóa trong não. Các loại rau này có thể ăn sống hoặc nấu chín đều tốt cho cơ thể. (Những người bị sỏi thận, loạn tuyến giáp, táo bón thì không nên dùng bắp cải sống). 

Trái cây: Dâu tây, quả việt quất, cam, quýt… có chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa khác.

Hãy ăn kết hợp nhiều loại trái cây, hạt và rau củ mỗi ngày vì không có một loại thực phẩm nào chứa được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe.

Ăn nhiều đậu

Các loại đậu bao gồm đậu lăng và đậu Hà Lan là những thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với người bị đột quỵ. Cả hai đều là nguồn protein, vitamin, khoáng chất và ít chất béo.

Theo Mayo Clinic, các loại đậu thường ít chất béo và nhiều folate, kali, sắt và magiê. Chúng cũng không có cholesterol và nhiều chất xơ rất có lợi cho sức khỏe.

Các loại cá

Bổ sung các loại cá vào thực đơn hằng ngày của bệnh nhân đột quỵ

Trong một nghiên cứu, được công bố vào tháng 9/2019 trên Tạp chí Y khoa Anh, các nhà nghiên cứu đã có đánh giá về chế độ ăn uống ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim - một yếu tố có thể gây đột quỵ và đau tim. Qua khảo sát gần 50.000 người ở Anh, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn chay và những người ăn cá (hạn chế ăn thịt) có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim thấp hơn 13% so với những người ăn nhiều thịt.

Cá chứa chất béo không bão hòa bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, cả hai đều được công nhận là tốt cho tim. Ngoài ra, các loại cá biển có chứa photpho giúp làm tăng sự trao đổi chất trong các mô não.

Tránh các thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ, muối và đường

Thực phẩm chế biến thường chứa nhiều đường và muối, góp phần tích tụ mảng bám có thể gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Theo nghiên cứu của các giáo viên ở California, được công bố vào 5/2020 trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cho thấy những phụ nữ sử dụng đồ uống có đường: Soda, nước tăng lực, nước ép trái cây có thêm đường… có khả năng đột quỵ cao hơn 20% so với phụ nữ ít hoặc không dùng đồ uống có đường.

Lượng đường dư thừa gây tăng cân và đái tháo đường type 2, hai nguy cơ gây đột quỵ. Trên thực tế, những người mắc đái tháo đường có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 1,5 lần so với những người không mắc bệnh.

Hạn chế ăn chất béo bão hòa 

Các loại dầu dừa, dầu cọ, thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho người bệnh sau đột quỵ. Chất béo bão hòa làm tăng cholesterol và tăng nguy cơ đột quỵ. Bệnh nhân sau đột quỵ nên ăn nhiều chất béo không bão hòa từ cá, bơ, các loại hạt... giúp tăng cường sức khỏe.

Lê Tuyết H+ ( Theo everydayhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già