Ăn nhiều rau xanh được khuyến cáo trong chế độ dinh dưỡng cho người đột quỵ (Ảnh Internet)
Quy tắc vàng để cứu sống người đột quỵ
Đột quỵ, tử vong: Cái giá của tắm “tiên” mùa đông!
Học vấn càng cao, càng dễ đột quỵ
Tăng nguy cơ đột quỵ khi thay đổi thời tiết
Cẩn trọng tử vong do đột quỵ trong mùa lạnh
Đột quỵ, tử vong: Cái giá của tắm “tiên” mùa đông!
Học vấn càng cao, càng dễ đột quỵ
Cách xử trí khi người thân đột quỵ
Theo PGS.TS Toán, hầu hết những bệnh nhân đột quỵ đều có nguy cơ suy dinh dưỡng và việc kiểm soát dinh dưỡng rất phức tạp. Nhiều bệnh nhân có tình trạng khó nuốt và khả năng đưa thức ăn tới miệng thường bị hạn chế. Do đó, việc đánh giá tình trạng bệnh và tình trạng dinh dưỡng là việc làm bắt buộc. Đánh giá dinh dưõng phải bao gồm đánh giá tổng quan cũng như tiền sử tăng hoặc giảm cân để ghi nhận những dữ liệu cơ bản. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân suy yếu thần kinh, thông tin về dinh dưỡng quan trọng nhất thu thập thông qua lịch sử chế độ ăn chi tiết của bệnh nhân, ngoại trừ lượng dinh dưỡng nhập vào là cách thức bệnh nhân ăn, nhai, nuốt hiện tại. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng rối loạn chức năng khi chúng xuất hiện là tối quan trọng cho việc áp dụng sớm một kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng thích hợp để đáp ứng nhu cầu của từng bệnh nhân cũng như là điều cần thiết cơ bản cần hướng dẫn cho người nhà và người chăm sóc bệnh nhân.
- Chỉ cần 25 - 30gr/ngày chất béo, trong đó 1/3 là chất béo động vật, 2/3 là chất béo thực vật. Nên ăn nhiều cá vì trong cá chứa nhiều acid béo omega3.
- Vitamin: Tăng cường vitamin C từ các loại quả có vị chua hoặc các loại rau có màu xanh đậm. Vị chua từ các loại rau củ quả này sẽ kích thích tăng vị giác cho người bệnh.
- Tăng cường chất khoáng trong rau củ, các loại hoa quả chín. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp và chống lại tình trạng toan của cơ thể.
- Các loại rau như bông cải xanh, cải bó xôi, nấm, hành tây, tỏi, cà tím... giàu vitamin, muối khoáng và chất xơ. Chất xơ chống táo bón và ngăn ngừa tai biến mạch máu não. Mỗi ngày ăn 3 suất rau, mỗi suất cung cấp 5gr chất xơ.
Với những bệnh nhân khó nuốt hoặc ăn kém, việc sử dụng thực phẩm bổ sung và thực phẩm chức năng đem lại hiệu quả trong phòng ngừa suy dinh dưỡng.
Nguy cơ tương tác giữa thuốc và chất dinh dưỡng cũng liên quan chặt chẽ. Vì lẽ đó, hỗ trợ dinh dưỡng phải phối hợp chặt chẽ với các khía cạnh khác của điều trị. Chuyên gia dinh dưỡng phải giữ vai trò trung tâm, trong khi dược sỹ đảm bảo sự an toàn và hiệu quả về dược lý. Tinh thần làm việc tập thể là chìa khoá dẫn đến trị liệu tối ưu hoá chất lượng sống của bệnh nhân.
Bình luận của bạn