Trái tim của bạn có đang “loạn nhịp” ?

Nhịp tim khi nghỉ ngơi của người trẻ, người già, nam và nữ là khác nhau

Uống 2 lon soda/tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Atiso giúp giải độc gan, cải thiện sức khỏe tim mạch

Hạt bí ngô giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa bệnh mạn tính

Ăn nấm vừa bổ dưỡng lại vừa chữa được nhiều bệnh

Nhịp tim khi nghỉ ngơi (Resting heart rate) là nhịp tim của một người khi họ đang nghỉ ngơi, không thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào. Đối với người trưởng thành, nhịp tim bình thường dao động từ 60 - 100 nhịp/phút. Nhịp tim của trẻ em thường nhanh hơn người lớn. Nhịp tim khi nghỉ ngơi của trẻ từ 6 - 15 tuổi dao động từ 70 - 100 nhịp/phút.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim bao gồm như sau:

- Tuổi tác

- Thân nhiệt

- Cảm xúc

- Cân nặng

- Tư thế

- Hoạt động thể chất

- Thói quen hút thuốc lá

Phương pháp điện tâm đồ có thể xác định các dấu hiệu bất thường của nhịp tim

Nhịp tim nhanh là gì?

Nhịp tim nhanh là một chứng loại rối loạn nhịp tim phổ biến, khi đó tim đập nhanh hơn mức bình thường. Người trưởng thành có nhịp tim nhanh khi chỉ số nhịp tim lớn hơn 100 nhịp/phút. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra nhịp tim nhanh bao gồm: Lo lắng, căng thẳng, uống nhiều caffeine, rượu…

Nếu không được điều trị sớm, nhịp tim nhanh có thể làm suy giảm chức năng tim và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy tim, đột quỵ, ngừng tim đột ngột và tử vong. Khi tim đập quá nhanh, hiệu suất bơm máu giảm khiến các cơ quan và mô bị thiếu oxy, gây ra các triệu chứng:

- Ngất xỉu

- Chóng mặt

- Rối loạn nhịp tim

- Đau ngực

- Khó thở

Nhịp tim chậm là gì?

Bạn có thể mắc chứng nhịp tim chậm khi tim của bạn đập ít hơn 60 nhịp/phút. Các nghiên cứu cho thấy đối với những vận động viên, người hoạt động thể chất thì nhịp tim dưới 60 nhịp/phút là bình thường và an toàn.

Tập thể dục giúp cải thiện trao đổi chất và sức khỏe tim mạch

Nhịp tim chậm làm cho máu giàu oxy khó bơm lên não và đi khắp cơ thể, gây ra các triệu chứng sau:

- Mệt mỏi chóng mặt

- Hay quên, đãng trí

- Khó thở

- Đau mỏi khi hoạt động thể chất

Các tổn thương mô tim liên quan đến lão hóa, tổn thương mô tim do viêm, tăng huyết áp, đau tim, sốt, thấp khớp và lupus… có thể gây ra nhịp tim chậm. Bên cạnh đó, các thói quen xấu trong sinh hoạt như hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích, ma túy và căng thẳng tâm lý kéo dài được coi là nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này. Nếu không được điều trị sớm, nhịp tim chậm có thể gây ra ngất xỉu thường xuyên, suy tim và ngừng tim đột ngột.

Bạn có thể cải thiện sức khỏe của tim bằng cách tập thể dục và ăn chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng và kiểm soát huyết áp, cholesterol.

Rối loạn nhịp tim tiềm ẩn những rủi ro sức khỏe

Theo các nghiên cứu và chuyên gia y tế, nhịp tim nhanh và nhịp tim chậm đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn bị rối loạn nhịp tim, bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức để phòng tránh suy tim, hình thành cục máu đông.

Bác sỹ có thể sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để xác định chứng rối loạn tim.

Để duy trì nhịp tim khỏe mạnh và bình thường, bạn nên tập thể dục thường xuyên, thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời, bạn cần loại bỏ những thói quen xấu để duy trì nhịp tim ở mức an toàn: Hạn chế sử dụng caffeine, rượu, không hút thuốc lá và thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Phạm Mơ H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch