Nhiều loại hải sản có nguy cơ nhiễm độc cao bạn nên cảnh giác!
Ăn hải sản có làm tăng cholesterol?
Đọc ngay nếu bị dị ứng tôm cua
Danh sách 9 loại thủy hải sản chứa ít chất độc nhất
Top 16 loại thủy - hải sản nhiễm độc nặng nhất nên tránh ngay
Một vài loại hải sản có thể nhiễm kim loại nặng
Các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân và cadmium đã được tìm thấy trong một số loại hải sản, đặc biệt là cá ngừ, cá kiếm, cá thu... Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy dấu vết của các chất thải công nghiệp như arsenic, pin, sơn và thuốc nhuộm ở biển - môi trường sống tự nhiên của nhiều loại hải sản.
Nếu ăn nhiều các loại cá, hải sản chứa các kim loại nặng có thể gây suy giảm nhận thức, ảnh hưởng xấu tới cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Các loại hản sản nhiễm kim loại nặng còn có thể ảnh hưởng xấu tới tim mạch. Ăn cá nhiễm thủy ngân cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn ở nữ giới.
Nhiều loại cá ngừ, cá thu... có thể chứa các kim loại nặng nguy hiểm
Hải sản có thể chứa nhiều ký sinh trùng
Hải sản có thể bị nhiễm bẩn do ký sinh trùng nếu chúng sống trong nguồn nước bị nhiễm bẩn, ô nhiễm từ các khu công nghiệp, đô thị. Chính vì vậy, khi ăn các loại hải sản sống (các món sashimi, sushi…) bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng cao nếu thực phẩm không được làm sạch đúng cách.
Các loại ký sinh trùng thường gặp trong hải sản sống bao gồm giun tròn, sán dây… có thể gây ra các tình trạng dị ứng, thủng ruột, tiêu chảy và đau bụng. Những người có hệ miễn dịch yếu, người mắc bệnh gan, bệnh đái đường và người cao tuổi sẽ có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cao khi ăn hải sản sống/chưa chín.
Ký sinh trùng trong cá, hải sản có thể gây đau bụng, tiêu chảy...
Gây nhiễm khuẩn
Nhiều loại hải sản có thể chứa các loại vi khuẩn như vibrio, salmonella, shigella, clostridium botulinum, bacillus cereus… Nếu ăn hải sản sống hoặc chưa chín kỹ, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm các vi khuẩn này, gây nên tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng…
Gây nhiễm virus
Các loại hải sản cũng có thể chứa các virus gây bệnh, đặc biệt là norovirus và virus gây viêm gan A. Nhiễm virus norovirus qua hải sản ít khi xảy ra, nhưng chúng có thể gây ra các vấn đề về sức khoẻ như sốt, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày và đau nhức cơ thể.
Virus viêm gan A có thể gây viêm gan kéo dài trong vài tuần đến vài tháng. Trong một vài trường hợp, virus viêm gan A còn có thể gây suy gan cấp ở những người cao tuổi.
Hải sản có thể chứa một số chất hữu cơ độc hại
Các chất ô nhiễm hữu cơ là các hoá chất tự nhiên hoặc nhân tạo khó phân hủy như dioxin và các chất có chứa dioxin. Những chất này tích tụ trong các mô mỡ của cá và theo vào cơ thể khi bạn ăn các thực phẩm này. Hơn 90% lượng dioxin mà con người tiếp xúc đều thông qua thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm sữa, thịt và hải sản.
Các hóa chất này có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, thay đổi hormone và ung thư. Ngoài ra, chúng cũng có thể được truyền từ mẹ sang con khi mang thai hoặc cho con bú.
Tốt hơn hết, những người có hệ miễn dịch yếu, người bệnh đái tháo đường, trẻ em và người cao tuổi phải đặc biệt chú ý trong việc ăn uống. Hạn chế ăn các loại cá lớn, cá nước mặn sẽ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng liên quan đến thủy sản đều xảy ra khi thực phẩm không được nấu chín và chế biến đúng cách. Do đó, hãy nấu chín món ăn, hạn chế ăn những món cá sống.
Bình luận của bạn