- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Gót chân là bộ phận cần được chăm sóc trong mùa Đông
Bí quyết tẩy da chết tại nhà cho bàn chân mềm mại
5 biện pháp tự nhiên trị nứt nẻ gót chân tại nhà
Nguyên nhân nào khiến bạn bị gót chân đau vào buổi sáng?
Đau gót bàn chân và gót chân do đâu?
Nguyên nhân gót chân nứt nẻ
Nứt gót chân thường gặp ở người có cơ địa da khô và thường diễn tiến nặng hơn vào mùa hanh khô. Biểu hiện là gót chân bị bong tróc, nứt da, ngứa ngáy, thậm chí chảy máu.
Thiếu độ ẩm là nguyên nhân chính khiến "gót sen" không còn mịn màng
Ngoài ra, một số yếu tố sau có thể dẫn đến tình trạng gót chân khô nẻ:
- Thói quen đứng lâu, áp lực lên gót chân thường xuyên, đi lại trên mặt phẳng gồ ghề
- Chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng vitamin và khoáng chất
- Tắm nước nóng quá lâu, tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh
- Giày dép không vừa chân, không nâng đỡ được phần gót
- Các vấn đề da liễu như vảy nến, viêm da cơ địa, bệnh lý bàn chân ở người đái tháo đường...
Biện pháp cải thiện tình trạng nứt gót chân
Do vị trí gót chân, phải đi lại, ma sát với mặt đất, giày dép, vết nứt dễ bị nhiễm bụi bẩn, chuyển màu đen, thậm chí dễ bị vi khuẩn, vi nấm xâm nhập. Một số biện pháp sau giúp bạn giảm bớt tình trạng nứt nẻ gót chân ngay tại nhà:
Vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ
Ngâm chân với nước ấm pha muối loãng giúp vệ sinh bàn chân nứt nẻ
Khi đã bị nứt gót chân, bạn cần lưu ý vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ sau mỗi ngày làm việc. Chất tẩy rửa tạo bọt trong xà phòng có thể làm da gót chân trở nên khô và đau hơn nhiều lần. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nước muối loãng hoặc nước chè tươi (đun sôi và pha loãng với nước lạnh) để làm sạch những bụi bẩn bám ở chân và gót chân.
Tẩy tế bào chết cho chân
Để ngăn ngừa các vết nứt xuất hiện, bạn cần tẩy tế bào chết cho gót chân thường xuyên. Sau khi vệ sinh chân sạch sẽ, bạn cần ngâm chân với nước muối loãng (hoặc nước giấm táo loãng) trong 15 phút để làm mềm da chân. Bạn có thể dùng đá kỳ, đá bọt nhẹ nhàng chà xát gót chân để làm bong các vảy sừng da.
Dưỡng ẩm cho gót chân
Sau khi làm sạch và vệ sinh gót chân, đây là thời điểm thích hợp để tiến hành chăm sóc gót chân bằng kem dưỡng ẩm, mỡ dưỡng ẩm chuyên dụng. Với những vết nứt nhỏ gây đau khi di chuyển, bạn có thể sử dụng băng cá nhân dạng lỏng (liquid bandage) để sơ cứu và lấp đầy khe nứt.
Dầu dừa và mặt nạ chuối giúp dưỡng ẩm cho gót chân nứt nẻ
Ngoài ra, bạn có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, dầu olive, bơ shea (bơ hạt mỡ), chuối nghiền… xoa bóp và ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ. Các thành phần dưỡng ẩm sẽ hình thành một lớp bảo vệ trên da chân, làm giảm đáng kể các triệu chứng da dày lên và nứt.
Dùng kem trị nứt gót chân
Do vị trí gót chân, phải đi lại, ma sát với mặt đất, giày dép, vết nứt dễ bị nhiễm bụi bẩn, chuyển màu đen, thậm chí dễ bị vi khuẩn, vi nấm xâm nhập. Trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm điều trị nứt gót chân có tác dụng chống viêm nhiễm và dưỡng ẩm cho da. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ về thuốc bôi phù hợp với tình trạng nứt gót chân của mình. Không tự ý bôi thuốc kháng sinh hoặc thuốc không rõ nguồn gốc khi chưa có chỉ định bác sỹ.
Sử dụng giày, tất hợp lý
Trong quá trình điều trị nứt gót chân, bạn cần bảo vệ bàn chân với giày dép, ủng lao động rộng rãi, êm ái và thuận tiện cho việc đi lại. Trong mùa Đông, bạn cần đi tất làm từ chất liệu tự nhiên, thoáng khí như cotton để giữ ấm đôi chân. Vào ban đêm, bạn có thể thoa một lớp Vaseline lên gót chân và đi tất để khóa lại độ ẩm trong khi ngủ.
Bình luận của bạn