Nguyên nhân khiến bạn "bỗng dưng muốn khóc"

Chảy nước mắt sống làm cho bệnh nhân có cảm giác rất khó chịu

Bác sỹ nhãn khoa sẽ rảnh tay nếu bạn biết những mẹo này

Chảy nước mắt không rõ nguyên nhân thì phải làm sao?

Bé hay chảy nước mắt phải làm sao?

Phẫu thuật thông lệ đạo có để lại di chứng?

Nhiễm trùng mắt

Một trong số những phản ứng của cơ thể khi mắt bị nhiễm trùng đó là chảy nước mắt. Đây là phản ứng của cơ thể để cố giữ mắt ẩm và rửa sạch các vi khuẩn và dịch nhầy. Viêm kết mạc và viêm bờ mi là hai loại nhiễm trùng thường gặp và thường gây chảy nước mắt. Nguyên nhân có thể là do nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm và phổ biến hơn là nhiễm virus. Viêm kết mạc có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt. Triệu chứng bệnh bao gồm đau mắt, nhìn mờ, đỏ mắt, cảm giác có sạn trong mắt, chảy nước mắt, hình thành rỉ mắt vào ban đêm cùng với việc tăng tiết nước mắt.

Viêm kết mạc có thể khiến người bệnh bị chảy nước mắt

Dị ứng

Phản ứng với các tác nhân gây dị ứng có thể khiến mắt bị đỏ và kích thích, dẫn đến chảy nước mắt, nóng rát và ngứa mắt. Nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng khi ở ngoài trời là cỏ, cây, phấn hoa và cỏ dại. Các tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất khi ở trong nhà là lông súc vật, mạt bụi nhà và nấm mốc. Khi bị chảy nước mắt do dị ứng bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng histamin.

Tắc lệ đạo

Tắc hệ thống lệ đạo gây ra chứng chảy nhiều nước mắt. Bệnh thường gặp ở người lớn, song cũng xảy ra ở trẻ sơ sinh 1 - 2 tuần tuổi. Với trẻ sơ sinh, bệnh có thể giảm dần và hết hẳn khi lớn lên. Phương pháp điều trị hiện nay là phẫu thuật túi lệ mũi, tạo một đường thoát mới cho nước mắt. 

Tắc lệ đạo khiến người bệnh bị chảy nước mắt sống

Khô mắt

Khi bị khô mắt sẽ bị kích thích và cảm thấy không thoải mái. Tình trạng này sẽ kích hoạt các tuyến lệ sản xuất ra quá nhiều nước mắt làm “quá tải” các ống dẫn nước mắt tự nhiên. Việc sản xuất nước mắt sẽ giảm dần theo tuổi, do vậy, hội chứng khô mắt thường gặp ở người cao tuổi. Một biện pháp có thể làm giảm các trường hợp bị khô mắt nhẹ là sử dụng nước mắt nhân tạo.

Kính áp tròng đã cũ, bẩn

Ký sinh trùng Acanthamoeba là kẻ thù tiềm ẩn đối với mọi người sử dụng kính áp tròng. Theo các chuyên gia, loại ký sinh trùng đơn bào bé nhỏ này thường được tìm thấy trong nước máy, bụi, nước biển và các bể bơi. Chúng có thể tồn tại bằng cách ăn những vi khuẩn tồn tại trong những mắt kính áp tròng bẩn.

Kính áp tròng bẩn có thể là nguyên nhân khiến bạn chảy nước mắt

Khi các kính áp tròng nhiễm ký sinh trùng được gắn vào mắt người, Acanthamoeba bắt đầu ăn mòn giác mạc, lớp ngoài cùng của nhãn cầu và sinh sôi, nảy nở. Hậu quả từ cuộc tấn công của loại vi khuẩn này sẽ là các triệu chứng mắt ngứa rát, chảy nước mắt sống, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, sưng phồng mí và đau mắt.

Khi nào bạn cần khám bác sỹ

Bạn nên đến gặp bác sỹ nếu bạn có các triệu chứng sau:

- Chảy nước mắt không rõ nguyên nhân trong một thời gian dài

- Chảy nước mắt đi kèm với đỏ mắt và chất nhầy

- Đau mắt và chảy nước mắt

- Chảy nước mắt và đau xoang mũi

Nếu tình trạng chảy nước mắt không thuyên giảm sau khi bạn đã dùng các loại thuốc không kê đơn, bạn nên đến gặp bác sỹ để được chăm sóc y tế đúng cách. Bác sỹ có thể sẽ khám mắt, tiến hành các xét nghiệm về số lượng và chất lượng nước mắt và xem cách nước mắt thoát ra khỏi mắt của bạn như thế nào. Nếu bạn bị nhiễm trùng, bác sỹ có thể sẽ kê đơn kháng sinh hoặc nếu bạn bị khô mắt hay dị ứng, bác sỹ có thể sẽ gợi ý các cách điều trị khác.

Thanh Tú H+ (Theo Prenvention)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt