Đổ mồ hôi đêm có thể khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm, ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ
Mẹo hay giúp hạn chế đổ mồ hôi vào mùa hè
Bạn cần biết gì về chứng tăng tiết mồ hôi?
9 nguyên nhân không ngờ khiến bạn đổ mồ hôi nhiều
Đổ mồ hôi đêm và giảm cân đột ngột: Dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm!
Dưới đây là 5 nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm bạn nên cảnh giác:
Cường giáp
Đổ mồ hôi quá mức, nhạy cảm với nhiệt độ đều là những triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp. Tuyến giáp là cơ quan kiểm soát các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, khi tuyến giáp hoạt động quá mức và sản xuất ra nhiều hormone, cơ thể cũng sẽ trở nên dư thừa năng lượng hơn.
Nhiệt độ cơ thể tăng lên có thể khiến bạn hay thấy đói, thấy khát nước, nhịp tim cũng tăng nhanh và bạn có thể bị run tay chân. Nếu nhận thấy các triệu chứng trên đi kèm với tình trạng đổ mồ hôi đêm, bạn nên đi khám để kiểm tra hoạt động của tuyến giáp.
Hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường
Hạ đường huyết cũng có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm
Tình trạng đổ mồ hôi đêm có thể xảy ra khi đường huyết hạ thấp đột ngột ở người bệnh đái tháo đường. Theo đó, ngay cả khi đường huyết nằm trong mức ổn định trước khi đi ngủ, chúng vẫn có thể đột ngột hạ xuống thấp sau khi bạn ngủ. Tình trạng này có thể xảy ra do bạn đã vận động quá sức trong ngày, tập thể dục sát giờ đi ngủ hay ăn tối quá muộn.
Tình trạng đổ mồ hôi đêm còn có thể xảy ra với người bệnh đái tháo đường phải tiêm insulin để kiểm soát đường huyết. Do đó, bạn nên cẩn thận nguy cơ hạ đường huyết khi thấy lượng đường trong máu giảm xuống dưới 140mg/dL trước khi đi ngủ.
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ có thể khiến cơ thể không nhận được đủ lượng oxy cần thiết. Điều này có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm.
Trào ngược dạ dày thực quản
Nếu tình trạng đổ mồ hôi đêm đi kèm với các triệu chứng như đau tức ngực, người mệt mỏi về đêm, bạn nên cảnh giác với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Để kiểm soát các triệu chứng khó chịu, bạn không nên ăn quá nhiều trong bữa tối, đi bộ sau khi ăn…
Người bị trào ngược dạ dày thực quản cũng nên hạn chế các món nhiều chất béo, các món chiên rán, các món có vị chua… để ngăn ngừa cơn trào ngược acid khó chịu.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc hạ sốt, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tăng nhãn áp, các loại thuốc steroid… có thể gây kích thích tuyến mồ hôi, từ đó gây đổ mồ hôi đêm. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ để thay đổi liều thuốc, thay đổi loại thuốc nếu đây là nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm.
Bình luận của bạn