Nghiên cứu mới: Béo phì có liên quan tới yếu tố thần kinh?

Bạn sẽ được coi là bị béo phì nếu có chỉ số khối cơ thể (chỉ số BMI) trên 30

"Siêu thực phẩm" có giúp bạn giảm cân?

"Điểm mặt" những thực phẩm giúp đánh tan mỡ bụng tốt nhất

5 lưu ý giúp người béo phì giảm cân an toàn

Thực phẩm tốt nhất giúp giảm mỡ bụng sau tuổi 50

Gần đây, các nhà khoa học từ Đại học Y Baylor (Mỹ) cho rằng nguy cơ béo phì của một người có thể được xác định bởi các yếu tố môi trường và di truyền trong giai đoạn đầu đời. Họ cũng cho rằng béo phì nên được coi là một rối loạn phát triển thần kinh.

Theo đó, GS.TS. Robert A. Waterland, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Sự biến đổi di truyền chắc chắn góp phần vào sự khác biệt về trọng lượng cơ thể của từng cá nhân. Những ảnh hưởng từ môi trường tới sự phát triển trọng lượng, cơ chế điều chỉnh trọng lượng cơ thể có thể đóng một vài trò to lớn trong việc xác định khuynh hướng béo phì của mỗi cá nhân”.

Theo đó, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ được công bố trên tạp chí Science Advances (Mỹ) cũng chỉ ra rằng béo phì có liên quan tới yếu tố dinh dưỡng trong một số giai đoạn phát triển nhất định.

Nguyên nhân gây béo phì

Một số yếu tố như chế độ ăn uống kém lành mạnh, lười vận động và thiếu ngủ được cho là có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Theo đó, bổ sung một lượng dư thừa nhưng chỉ đốt cháy rất ít calorie sẽ tạo ra một lượng calorie dư thừa, từ đó dẫn đến tăng cân. Tuy nhiên, cần cân nhắc việc loại và số lượng thực phẩm bạn ăn cũng có liên quan trực tiếp đến nguy cơ béo phì. Do đó, những thông điệp như “ăn ít hơn, tập thể dục nhiều hơn” là chưa đủ để ngăn chặn nguy cơ béo phì.

Béo phì từng được coi là kết quả của việc thiếu ý chí, thiếu khả năng tự kiềm chế. Tuy nhiên, bản chất của tình trạng này đã được chứng minh phức tạp hơn nhiều. Theo đó, các nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn trước khi sinh và trong khoảng thời gian đầu đời có liên quan tới tình trạng béo phì ở chuột.

Thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ béo phì ở con sau này

Thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ béo phì ở con sau này

Trong các nghiên cứu trên người, các nhà khoa học nhận thấy ảnh hưởng của việc thiếu dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ dẫn tới tỷ lệ béo phì cao hơn, nhưng thiếu dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ và những tháng đầu đời lại có tỷ lệ béo phì thấp hơn.

Các nhà khoa học đã đồng thuận rằng trọng lượng cơ thể cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC Mỹ), có hơn 50 gene khác nhau có liên quan tới chứng béo phì.

Các gene xác định những tín hiệu được truyền bởi các hormone đến não, nơi chúng hướng cơ thể thực hiện các hoạt động ăn uống hoặc vận động. Các nghiên cứu quy mô lớn về bộ gene người đã phát hiện ra rằng: Những thay đổi trong gene liên quan đến chỉ số BMI được thể hiện trong quá trình phát triển não bộ.

Thay đổi cách cơ thể đọc thông tin di truyền DNA

Di truyền học biểu sinh tập trung nghiên cứu cách thức hoạt động của gene, cho phép các nhà khoa học nghiên cứu cách hành vi và môi trường có thể thay đổi cách thức hoạt động của gene. Các thay đổi biểu sinh không thay đổi trình tự của DNA, chúng thay đổi cách cơ thể đọc trình tự DNA.

Đối với nghiên cứu này, những con chuột từ 2 - 4 tháng tuổi được theo dõi trong quá trình mang thai và những con con của chúng được nghiên cứu trong quá trình phát triển sau khi sinh.

 

Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích toàn bộ bộ gene và giải trình tự ARN trên các tế bào thần kinh và tế bào thần kinh đệm, tập trung vào các dấu hiệu biểu sinh và biểu hiện gene. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã sử dụng tế bào ở các hạt nhân của vùng dưới đồi trong não. Đây là khu vực kiểm soát cảm giác đói và no.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng giai đoạn sau khi sinh ở chuột là rất quan trọng đối với những thay đổi biểu sinh liên quan đến béo phì và việc điều chỉnh năng lượng. Điều này cho thấy béo phì có thể là “hậu quả của quá trình rối loạn trưởng thành biểu sinh”, TS. Harry MacKay, tác giả nghiên cứu cho biết.

Điều thú vị là khi so sánh dữ liệu biểu sinh với dữ liệu từ nghiên cứu bộ gene người, các nhà khoa học đã tìm thấy mối tương quan chặt chẽ giữa các vùng của bộ gene người có liên quan đến chỉ số BMI và các vùng thay đổi biểu sinh ở chuột. Điều này dẫn đến gợi ý rằng béo phì ở người trưởng thành có thể được xác định một phần bởi sự phát triển biểu sinh trong vùng các hạt nhân.

Có thể làm gì để phòng ngừa béo phì?

Các nhà khoa học cho biết kết quả nghiên cứu mới này có thể giúp tạo ra “các biện pháp can thiệp hiệu quả giúp ngăn ngừa béo phì”. Theo đó, họ đưa ra lập luận rằng sự phát triển trước khi sinh và giai đoạn đầu sau sinh ít nhất có thể xác định một phần nguy cơ béo phì ở một người.

“Bằng chứng từ vài thập kỷ qua chỉ ra rằng một khi một người bị béo phì, rất khó đạt được trọng lượng cơ thể “bình thường”. Ngay cả khi một người trưởng thành bị béo phì thành công trong việc giảm được lượng cân nặng đáng kể, việc duy trì trọng lượng ổn định trong thời gian dài là vô cùng khó khăn. Do đó, chúng tôi hy vọng rằng việc xác định các cơ chế di truyền thần kinh liên quan tới việc thiết lập quy định trọng lượng cơ thể sẽ giúp đưa ra các biện pháp hiệu quả hơn để ngăn ngừa béo phì”, GS.TS. Robert A. Waterland cho biết.

Dù hiện chưa có đủ cơ sở để đưa ra các khuyến nghị dinh dưỡng cho con người, song GS.TS. Waterland cho biết “các dữ liệu đang củng cố các khuyến nghị hiện có, rằng phụ nữ nên cố gắng đạt được trọng lượng cơ thể ổn định trước khi mang thai. Nguyên nhân là bởi béo phì ở bà bầu không chỉ làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ như sinh non và đái tháo đường thai kỳ mà còn có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của con sau này”.

Vi Bùi (Theo Medicalnewstoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất