5 lưu ý giúp người béo phì giảm cân an toàn

Giảm béo an toàn, bền vững cần sự phối hợp của nhiều yếu tố

Nên ăn sáng thời điểm nào để giảm cân hiệu quả?

Mách bạn 5 thức uống từ mật ong giúp giảm cân nhanh chóng

5 sai lầm dễ mắc phải khi giảm mỡ bụng

Tại sao bạn không nên giảm cân vội vàng?

Trên 90% nguyên nhân béo phì là do yếu tố bên ngoài, tức là do ăn uống, chế độ vận động, sinh hoạt. Chỉ không đến 10% là do di truyền hoặc các bệnh lý về nội tiết.

Vì thế, với người béo phì, quá trình giảm cân đòi hỏi kiểm soát chế độ ăn; Đồng thời tăng năng lượng tiêu hao thông qua chế độ vận động. Các phương pháp khác như dùng thuốc và thực phẩm chức năng, tâm lý liệu pháp, thay đổi hành vi… đều mang tính hỗ trợ nhằm đạt 2 mục tiêu trên.

Cần chế độ dinh dưỡng hợp lý, dễ duy trì

 

Để có thể giảm béo, bạn cần đốt cháy lượng calorie cao hơn lượng calorie nạp vào. Tình trạng này được gọi là thâm hụt calorie (calorie deficit), giúp bạn giảm cân ổn định và an toàn.

Béo phì xảy ra khi năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng cần thiết trong một thời gian dài, sau đó tích tụ dưới dạng mỡ. Vì thế, người béo phì thường tìm tới những chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, thậm chí nhịn đói để giảm cân.

Tuy nhiên, các chế độ ăn kham khổ chỉ đem lại tác dụng trong vài tháng hoặc vài tuần. Người bệnh khó có thể duy trì chúng trong thời gian dài, cũng dễ tăng cân trở lại khi ngừng ăn kiêng.

Chia sẻ với Insider, TS Scott Isaacs – chuyên gia về nội tiết và béo phì khuyến cáo, nên thực hiện chế độ dinh dưỡng linh hoạt để giảm cân bền vững. Gợi ý của ông là chế độ ăn Địa Trung Hải với nhiều loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh. Dĩ nhiên, bạn cần xây dựng thực đơn ăn uống thâm hụt calorie để đem lại hiệu quả giảm cân.

Tập thể dục để duy trì cân nặng

Tập thể dục giúp tăng lượng calorie bạn tiêu thụ mỗi ngày, nhờ đó giúp bạn nhanh chóng loại bỏ được lớp mỡ thừa. Đồng thời, với người đã giảm cân thành công, tập luyện đều đặn sẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra ổn định, ngăn hiện tượng tăng cân trở lại.

Người béo phì nên tham khảo bác sỹ, chuyên gia thể hình để tìm ra bài tập phù hợp với thể trạng và sức khỏe xương khớp, tim mạch. Ví dụ, phương pháp tập tăng cường sức mạnh (strength training, tập tạ) giúp bạn tăng khối lượng cơ và làm săn chắc cơ thể.

Xem lại các loại thuốc bạn đang sử dụng

Béo phì hoặc ứ nước trong cơ thể có thể là tác dụng phụ của một số thuốc điều trị (thuốc chẹn kênh beta, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị dị ứng). Người béo phì nên trao đổi với bác sỹ về liệu trình thuốc bạn đang sử dụng và cân nhắc biện pháp giảm cân phù hợp.

Kiểm tra bệnh lý nền

Một số vấn đề sức khỏe như hội chứng Cushing (một dạng rối loạn chức năng tuyến thượng thận, gây tăng cân, rạn da, tăng huyết áp), suy giáp, rối loạn chuyển hóa góp phần gây ra béo phì, đồng thời làm tăng nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Bạn cần tuân thủ điều trị các bệnh lý này để cải thiện sức khỏe nói chung, cũng như kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Ngủ đủ giấc

Nghiên cứu chỉ ra rằng, ngủ đủ giấc giúp bạn duy trì chế độ ăn kiêng tốt hơn, tránh hiện tượng thèm ăn thực phẩm không lành mạnh. Người ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm cũng có khả năng tái tạo năng lượng tốt hơn, giữ tinh thần thoải mái trong quá trình giảm cân.

 
Quỳnh Trang (Theo Insider)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp