Nguy cơ đông máu khi dùng thuốc tránh thai ở phụ nữ béo phì

Cục máu đông ở tĩnh mạch vùng bắp chân hoặc đùi ảnh hưởng nhiều đến vận động

Những vấn đề thường gặp khi sử dụng thuốc tránh thai

Vì sao đã uống thuốc tránh thai nhưng vẫn “dính bầu”?

Huyết áp cao và xơ vữa động mạch có liên quan đến nhau như thế nào?

Giảm nguy cơ hình thành cục máu đông bằng cách nào?

Thế nào là béo phì?

Béo là trạng thái dư thừa cân nặng do cơ thể tích tụ nhiều mỡ, dẫn đến béo phì. Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá mức độ thừa cân và béo phì như: Đo lớp mỡ dưới da, đo tỉ trọng mỡ cơ thể, dùng các chất phóng xạ hoặc cân đặc biệt để đo tỉ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể... Phương pháp thông dụng nhất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo là dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI).

          Cân nặng

BMI =  ------------

           (Chiều cao)²

Trong đó: Cân nặng tính bằng kg, chiều cao tính bằng m

Bảng phân loại thừa cân, béo phì ở người lớn theo BMI của WHO và Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO)

Bảng phân loại thừa cân, béo phì ở người lớn theo BMI của WHO và Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO)

Nguy cơ đông máu do tác dụng phụ của thuốc tránh thai ở phụ nữ béo phì

Người béo phì nên cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc tránh thai chứa estrogen

Người béo phì nên cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc tránh thai chứa estrogen

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí ESC Heart Failure, thuộc Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC) nhấn mạnh rằng nguy cơ bệnh huyết khối tĩnh mạch (VTE) - tình trạng xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, gây viêm tắc tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi ở phụ nữ thừa cân, béo phì khi uống thuốc tránh thai kết hợp (COCP) chứa 2 hormone là estrogen và progestin cao hơn 24 lần so với phụ nữ có chỉ số BMI bình thường.

Các chuyên gia cho biết, béo phì và tác dụng phụ của thuốc tránh thai có chứa hormone estrogen đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch, tắc tĩnh mạch và thuyên tắc phổi. Nhưng nguy đó càng cao hơn ở người dùng thuốc tránh thai kết hợp COCP (cao hơn gấp 3 đến 7 lần so với người không sử dụng).

Ngược lại, các biện pháp tránh thai chỉ chứa hormone progestin được chứng minh không liên quan đến việc tăng nguy cơ đông máu.

Các chuyên gia nhấn mạnh: Phụ nữ béo phì dưới 40 tuổi đặc biệt có nguy cơ cao, vì đang trong độ tuổi sinh sản nên có nhiều khả năng tìm kiếm biện pháp tránh thai này

Hiện nay, loại thuốc tránh thai kết hợp COCP được bán nhiều tại các nhà thuốc, nếu bạn đang dư thừa cân nặng, bạn nên cân nhắc kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua. Ngoài ra, những phụ nữ thừa cân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các thuốc tránh thai an toàn chỉ chứa progestin, hoặc đặt vòng tránh thai, biện pháp cấy ghép tránh thai...

 
Nguyễn Thanh (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch