Đau, mỏi cổ - nguyên nhân và cách ngăn ngừa các cơn đau

Tình trạng cổ đau, căng tức đang xảy ra cả ở những người trẻ tuổi.

Lá chùm ngây – biện pháp tự nhiên điều trị sưng, đau cơ bắp

Quan điểm sai lầm về phương pháp điều trị đau lưng, đau cổ

Chỉ mất 90s với 3 động tác đơn giản sẽ xoa dịu cơn đau cổ nhanh chóng

5 yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh viêm khớp ở người trẻ

Nguyên nhân gây đau, mỏi cổ

Nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau, mỏi cổ là do thiếu vận động (đặc biệt là các hoạt động cơ bắp). Các cơ bắp chịu trách nhiệm giữ thẳng cột sống, chính vì vậy, việc không vận động thường xuyên có thể khiến các cơ bị yếu, trùng xuống dẫn đến cong vẹo cột sống.

Hành động vừa làm việc, vừa nghiêng đầu nghe điện thoại có thể gây áp lực lên cổ và cột sống. Nằm, ngồi sai tư thế có thể gây ra các cơn đau, mỏi cổ, về lâu dài có thể gây thoái hóa đốt sống.

Giữ điện thoại bằng vai rất có hại cho cổ và cột sống.

Căng thẳng, stress cũng có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các cơn đau, mỏi ở cổ. Đặc biệt tình trạng căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến các đau dữ dội hoặc đau cổ mạn tính. Tập thể dục, xoay vai, cổ thường xuyên có thể giúp làm giảm căng thẳng, cải thiện chức năng các cơ bắp ở cổ và vai.

Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng dau, mỏi cổ?

Tình trạng đau, mỏi cổ có thể được ngăn chặn tùy theo những nguyên nhân gây ra các cơn đau mỏi. Hạn chế nằm, ngồi sai tư thế khi đọc sách, chơi điện tử hay nhắn tin,… hàng giờ liên tục có thể giúp ngăn ngừa tình trạng đau, mỏi cổ.

Nếu công việc của bạn chỉ yêu cầu ngồi một chỗ, ít phải vận động, tốt hơn hết thỉnh thoảng bạn nên đứng dậy thư giãn cơ bắp. Đảm bảo ghế và bàn làm việc được thiết kế tốt, màn hình đặt ngang tầm mắt hoặc hơi chếch xuống, ngồi đúng tư thế để giảm thiểu việc gia tăng áp lực lên cột sống.

Tư thế ngồi đúng có thể giúp giảm thiểu áp lực lên cột sống.

Khi nào tình trạng đau, mỏi cổ cần sự điều trị của bác sỹ?

Nếu đau, mỏi cổ trở thành tình trạng mạn tính hoặc bạn thấy có những dấu hiệu bất thường đi kèm các cơn đau như tê đầu ngón tay, bàn chân hay tê cứng ở cổ, tốt hơn hết bạn nên đến khám bác sỹ.

Ngoài ra, tình trạng đau tức ở cổ, bàn tay yếu đi (mất khả năng cầm nắm, hoạt động hàng ngày), đau lưng,… cho thấy các dây thần kinh đang phải chịu áp lực lớn và bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Những triệu chứng như các cơn đau về đêm, sốt, giảm cân nhanh chóng, biếng ăn,… đi kèm với các cơn đau cổ có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng hoặc báo hiệu một khối u trong cơ thể.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp