- Chuyên đề:
- Chăm sóc da
Mụn trứng cá là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là phái đẹp
5 sai lầm trong ăn uống làm tổn hại đến làn da
Kinh nghiệm loại bỏ mụn nhọt ngày Hè hiệu quả
Những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá có thể bạn chưa biết
Nước chanh có giúp giảm mụn trứng cá và sẹo mụn không?
1. Mụn trứng cá mọc quanh miệng
Mụn xung quanh miệng có thể xảy ra nếu da ở khu vực này bị kích ứng hoặc thường xuyên bị chạm vào, chẳng hạn như điện thoại di động hoặc một số đồ vật khác như quai mũ bảo hiểm hoặc nhạc cụ.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến mụn trứng cá mọc ở khu vực này là do các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, nội tiết tố, di truyền...
Trước hết, nếu mụn mọc quá thường xuyên, bạn hãy gặp bác sỹ da liễu để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn hãy làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, rửa 2 lần/ngày.
2. Mụn trứng cá mọc trên mũi
Mũi là một trong những khu vực phổ biến nhất trên khuôn mặt để phát triển mụn trứng cá bởi lỗ chân lông thường lớn hơn khiến bụi bẩn và vi khuẩn dễ dàng làm tắc nghẽn chúng. Hơn nữa, da ở đây cũng tiết dầu nhiều hơn khiến mụn dễ mọc.
Mụn ở mũi có thể được kích hoạt bởi chế độ ăn uống, căng thẳng và một số loại thuốc. Đôi khi nó có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do vệ sinh kém. Trong trường hợp mụn mọc nhiều và lâu khỏi bạn nên đến gặp bác sỹ da liễu để thăm khám.
3. Mụn mọc trên trán
Bên cạnh việc bạn đang dùng một số loại thuốc, hormone thay đổi, thường xuyên căng thẳng thì lười gội đầu cũng có thể là nguyên nhân gây mụn trứng cá trên trán.
Bạn có thể nghĩ rằng không gội đầu thường xuyên sẽ chỉ gây tác hại cho sức khỏe của tóc, nhưng điều đó chưa đủ. Da đầu không sạch sẽ trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn và chúng có thể dễ dàng di chuyển lên trán, đẩy nhanh quá trình hình thành mụn trứng cá. Tần suất gội đầu hợp lý cho hầu hết các loại tóc và da đầu là cách 2 - 3 ngày/lần.
4. Mụn mọc trên má
Mụn ở má cũng là một vấn đề rất phổ biến, đặc biệt khi bây giờ tất cả chúng ta đều có điện thoại di động. Khi bạn đưa điện thoại lên để nghe cuộc gọi thường áp sát vào phần má. Từ đây, vi khuẩn từ điện thoại có thể xâm nhập, tấn công làn da và gây nổi mụn. Chính vì vậy, bạn cần lau sạch điện thoại trước mỗi lần sử dụng và không mang điện thoại đến bất kỳ nơi nào có mầm bệnh như phòng tắm.
Bên cạnh đó, cũng nên thay vỏ gối, ga giường mỗi tuần, rửa tay thường xuyên và hạn chế chạm tay lên mặt.
5. Mụn ở trên lưng
Mụn ở lưng có thể là do dị ứng với kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, kem dưỡng thể, dầu massage và sáp. Quần áo quá chật, chăn, gối bẩn cũng có thể trở thành "thủ phạm" chính gây ra mụn ở lưng. Chúng không cho phép làn da của bạn thở, có thể gây kích ứng dẫn đến nổi mụn.
Nếu không có nguyên nhân bên ngoài rõ ràng, tốt hơn hết bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
6. Mục trứng cá mọc ở chân
Mụn trứng cá chủ yếu là kết quả của vi khuẩn, bã nhờn và tế bào da chết bị mắc kẹt trong các nang lông, làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi mụn mọc ở chân thường là do một số thiết bị thể thao cọ xát vào da hoặc quần áo quá chật.
Mọi người thường có thể nhầm lẫn mụn trứng cá ở chân với các tình trạng tương tự như viêm nang lông, chàm hoặc dày sừng pilaris. Vì vậy, nếu ngứa và đau, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ để có phương pháp điều trị phù hợp.
7. Mụn trứng cá ở ngực
Mụn ở ngực phát triển vì những lý do tương tự như trên lưng và chân. Ví dụ, nếu bạn có làn da nhạy cảm, chất tẩy rửa mạnh có thể làm tắc nghẽn và kích ứng các nang lông của bạn. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên chọn các sản phẩm không gây dị ứng, không chứa sulfat và không có hương thơm khi tắm hay giặt giũ.
Mặc quần áo quá chật hoặc không thoáng khí trong quá trình luyện tập thể thao cũng có thể khiến bạn nổi mụn ở ngực.
Bình luận của bạn