Tăng bạch cầu đơn nhân: Những điều cần biết

Cậu bé 11 tuổi dũng cảm hiến tủy xương cứu cha bị bạch cầu

Việt Nam thành công với 2 phương pháp điều trị Lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt

Tăng bạch cầu đơn nhân: Những điều cần biết

Đám cưới của cô gái sắp chết vì bệnh bạch cầu

Phương pháp mới chữa bệnh bạch cầu

Biểu hiện lâm sàng

Trên lâm sàng, bệnh biểu hiện ở các bệnh nhân bằng triệu chứng rất khác nhau, trường hợp điển hình có: sốt, đau họng, những dấu hiệu nhiễm độc như mệt mỏi, chán ăn, đau cơ trong giai đoạn đầu của bệnh. Khám thấy các dấu hiệu: hạch to nhưng không dính, đau nhẹ, không hóa mủ, nhất là chuỗi hạch phía sau cổ; khoảng 50% số bệnh nhân có lách to. Có khoảng 15% số bệnh nhân phát ban dạng dát sẩn, hoặc một số ít có ban chấm xuất huyết. Nhiều bệnh nhân có viêm họng xuất tiết, viêm amidan, viêm lợi và chấm xuất huyết ở vòm miệng.

Những biểu hiện khác gồm: tổn thương hệ thần kinh trung ương với bệnh lý như liệt dây thần kinh VII ngoại vi, tổn thương phổi gây ho, khó thở, tắc nghẽn đường hô hấp do hạch to chèn ép; viêm cơ tim với biểu hiện nhịp nhanh, loạn nhịp; viêm gan; suy thận do viêm thận kẽ. Bệnh hiếm gặp ở người cao tuổi, nếu có thì triệu chứng không đầy đủ.

Xét nghiệm: lúc mới phát bệnh có giảm bạch cầu hạt, nhưng tiếp sau đó trong vòng 1 tuần có tăng bạch cầu lympho. Có nhiều tế bào lympho to hơn tế bào lympho trưởng thành bình thường, bắt màu đậm hơn, thường có không bào và bọt trong bào tương, chất nhiễm sắc trong nhân bắt màu đậm hơn. Thiếu máu tan máu thứ phát do kháng thể kháng i ít gặp; có giảm tiểu cầu. Trong trường hợp có tổn thương hệ thần kinh trung ương, thấy tăng áp lực dịch não tủy, có các tế bào lympho bất thường và protein trong dịch não tủy.

Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng chính là: mệt mỏi, sốt và đau họng; hạch to, lách to và một số ít trường hợp có ban dạng dát sẩn; phản ứng ngưng kết bạch cầu trung tính: dương tính; xuất hiện những lympho bào to “không điển hình” trong tiêu bản máu, tăng bạch cầu lympho.

Biến chứng: viêm gan, viêm cơ tim, bệnh thần kinh, viêm não, tắc đường hô hấp thứ phát do hạch to chèn ép, thiếu máu huyết tán do kháng thể kháng i.


Mô hình cấu trúc virut EB.

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn cần phải phân biệt với các bệnh sau đây: viêm họng xuất tiết do các tác nhân khác như bạch hầu, lậu cầu, liên cầu, adenovirus và herpes simplex; nhiễm khuẩn mô mềm ở đầu và cổ có thể nhầm với hạch to trong tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Các bệnh do nhiễm virut cự bào, nhiễm toxoplasma, rubeon phân biệt với tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn do nhiễm virut EB, trong những bệnh này kháng thể kháng bạch cầu trung tính và xét nghiệm đơn hạt âm tính nhưng không có viêm họng. Nhiễm mycoplasma cũng viêm họng nhưng các triệu chứng của đường hô hấp dưới thường nổi trội.

Các biến chứng

Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi mắc bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn gồm: viêm họng, thường gặp do liên cầu khuẩn. Khoảng 3% bệnh nhân bị thiếu máu tan máu tự miễn. Biến chứng rất nặng là vỡ lách, nhưng hiếm gặp và 50% số bệnh nhân bị biến chứng vỡ lách có tiền sử chấn thương lách. Hiếm gặp các biến chứng viêm cơ tim và màng ngoài tim, viêm tủy cắt ngang, viêm não và hội chứng Guillain – Barré.

Điều trị và tiên lượng

Cho đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Các thuốc kháng virut như acylic (acyclovir, ganciclovir) không có tác dụng, mặc dù thuốc như penciclovir (tiền chất của famciclovir) có đặc tính kháng virut EB. Có thể dùng các thuốc acetaminophen và các thuốc kháng viêm không aspirin, không steroid để điều trị triệu chứng. Nên súc miệng bằng nước muối ấm ngày 3-4 lần. Dùng corticosteroid liệu trình 5 ngày rồi giảm dần liều điều trị các trường hợp: hạch to, có nguy cơ gây tắc đường hô hấp, thiếu máu do tan huyết tự miễn, giảm tiểu cầu. Lưu ý là không dùng corticosteroid điều trị các trường hợp tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn cấp không có biến chứng.

Phải chú ý điều trị triệu chứng cho bệnh nhân bị các biến chứng: viêm gan, viêm cơ tim và viêm não. Phẫu thuật cắt lách cấp cứu nếu bệnh nhân bị vỡ lách.

Những trường hợp không có biến chứng, tiên lượng bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn khá tốt: hết sốt trong vòng 10 ngày, lách to, hạch to sẽ nhỏ lại trong vòng 4 tuần. Tuy nhiên tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài 2-3 tháng. Có ít trường hợp bệnh nhân tử vong do vỡ lách, cường lách (như thiếu máu tan máu nặng, xuất huyết giảm tiểu cầu) hoặc viêm não.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học