Mắt bị ngứa có thể do nhiều nguyên nhân.
Mắt ngứa khó chịu, phải làm sao?
Những thực phẩm giàu Alpha lipoic acid giúp bảo vệ mắt
Điểm danh những trái cây tốt cho mắt
Dễ mù lòa vì ánh sáng xanh từ các màn hình thiết bị điện tử
Dị ứng
Mắt bị ngứa thường là dấu hiệu của bệnh dị ứng, hay còn được gọi là viêm kết mạc dị ứng. Viêm kết mạc dị ứng là một phản ứng của mắt với các tác nhân gây dị ứng như thực phẩm, động vật hoặc môi trường. Những người bị bệnh dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng rồi chạm vào mắt có thể làm cho mắt bị ngứa.
Bạn có thể nhận ra mình mắc bệnh dị ứng khi tình trạng ngứa xảy ra chỉ vào mùa dị ứng hoặc khi bạn tiếp xúc với một số tác nhân nhất định (ví dụ như chó, mèo, đồ hải sản, phấn hoa…). Sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt, thuốc kháng histamin có thể giúp xoa dịu các phản ứng dị ứng, giảm ngứa.
Dị ứng có thể làm bạn bị chảy nước mắt, ngứa mắt.
Ngoài ra, một số hóa chất trong các sản phẩm mỹ phẩm có thể gây viêm da, phát ban và ngứa. Tình trạng này có thể gây bong tróc da, đặc biệt là phần da quanh mắt. Tốt hơn hết nên ngừng và chuyển sang sử dụng các sản phẩm không gây dị ứng để giải quyết tình trạng mắt bị ngứa.
Mắt khô
Mắt bị khô khi cơ thể không tiết ra đủ nước mắt để bôi trơn và nuôi dưỡng mắt. Đây là một tình trạng mạn tính và thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Khô mắt có thể khiến mắt nóng, ngứa, đau nhức, khiến cho mắt bị mờ.
Sử dụng nước nhỏ mắt nhân tạo có thể giúp mắt đỡ bị khô, giảm ngứa ngáy khó chịu.
Mắt hồng, đỏ
Mắt đỏ là bệnh dễ lây lan, cần đặc biệt cẩn thận.
Nếu ngứa mắt đi kèm với tình trạng mắt có màu hồng hoặc đỏ, chảy nhiều gỉ mắt, tốt hơn hết nên đến gặp bác sỹ nhãn khoa vì bệnh này rất dễ lây lan và bạn có thể sẽ phải uống kháng sinh để điều trị bệnh.
Viêm mí mắt
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm mí mắt là do các khuẩn tụ cầu trên da, da đầu gàu và bệnh viêm da do trứng cá. Thông thường, viêm mí mắt khiến cho mắt bị sưng, ngứa, đỏ, chảy nước mắt,… và xuất hiện các vảy nhỏ tại mí mắt. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, viêm mí mắt có thể gây mờ mắt, viêm giác mạc, rụng lông mi.
Dùng nhiều đồ điện tử
Dùng nhiều đồ điện tử có thể gây ngứa, mỏi mắt.
Công nghệ kỹ thuật phát triển khiến con người ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều loại điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính,… Thời gian sử dụng đồ điện từ càng nhiều mắt càng bị căng thẳng, gây ngứa, mỏi mắt. Tình trạng này cũng có thể gây mệt mỏi, đau đầu khó tập trung, ảnh hưởng tới thị lực dài hạn. Tốt hơn hết bạn nên cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi khoảng 20 phút sử dụng các thiết bị điện tử.
Có vật gì đó bay vào mắt
Bất kỳ một vật nào (hạt bụi, lông mi, côn trùng,…) bay vào mắt đầu có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn. Gãi, dụi mắt có thể làm xước giác mạc, gây nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo. Thay vào đó, bạn nên sử dụng nước hoặc thuốc nhỏ mắt thông thường để làm sạch mắt. Nếu vẫn ngứa, đau hay không thể loại bỏ vật lạ khỏi mắt, hãy tới gặp bác sỹ để được điều trị kịp thời.
Dùng kính áp tròng
Đeo kính áp tròng hàng ngày có thể làm phát triển bệnh khô mắt, khiến mắt hay bị ngứa. Các chất gây dị ứng cũng có thể bị lưu trữ trên kính, khiến các triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Một số người cũng có thể bị dị ứng với kính áp tròng, gây viêm giác mạc do kính liên tục cọ sát vào giác mạc.
Ngoài ra, các yếu tố như vệ sinh mắt kém, có người nhà từng bị bệnh hay đang mắc các bệnh hen suyễn, chàm eczema hay sốt,… cũng có thể lằm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bình luận của bạn