Tương tự như tóc, lông mày cũng có thể gặp tình trạng thưa và rụng dần, thậm chí là không mọc lại.
Cách hay giúp xử lý gàu trắng xóa lông mày
Mẹo nhỏ để có cặp lông mày dày đẹp tự nhiên
Làm thế nào để chữa “hói” lông mày
Nguyên nhân nào khiến lông mày ngày càng thưa thớt?
1. Tình trạng viêm và bệnh da
Có một số bệnh về da như vẩy nến hay bệnh chàm, xảy ra xung quanh vùng lông mày, có thể dẫn đến bị viêm, ngứa và gây ra rụng lông mày. Đôi khi, lông rụng do gãi ngứa và sẽ mọc lại. Tuy nhiên, nếu nang lông thực sự bị nhiễm trùng và viêm, lông sẽ tự rụng.
2. Rối loạn tuyến giáp
Nhiều người không nhận ra rằng rụng lông mày có thể là do sức khỏe bên trong cơ thể, thủ phạm phổ biến nhất là rối loạn tuyến giáp. Cả 2 tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc ít hoạt động đều có thể dẫn đến rụng lông, nhưng nếu bạn nhận thấy phần đuôi lông mày của mình mỏng đi, đây thường là dấu hiệu của sự rối loạn bên trong. Hãy trao đổi với bác sỹ để biết được nguyên nhân cụ thể.
3. Rụng tóc
Một nguyên nhân khác khiến lông mày mỏng đi là tình trạng rụng tóc được gọi là rụng tóc từng vùng. Đây là một tình trạng tự miễn dịch, do đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các nang lông, sau đó dẫn đến rụng lông mày.
4. Căng thẳng
Một nguyên nhân khác khiến lông mày rụng nhiều là do căng thẳng. Bên cạnh đó, thay đổi nội tiết tố, thiếu hụt dinh dưỡng và một số loại thuốc có tác dụng phụ gây căng thẳng tâm lý, rối loạn cảm xúc có thể dẫn đến rụng cả tóc và lông mày.
Theo các chuyên gia, có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp lông mày của bạn mọc trở lại, bao gồm cả thuốc bôi và thuốc uống. Hãy đến gặp bác sỹ để có được kế hoạch điều trị tốt nhất cho bạn.
Bình luận của bạn