Tại sao đổ nhiều mồ hôi ở mặt và cách cải thiện?

Khuôn mặt luôn trong tình trạng nhễ nhại mồ hôi gây không ít khó chịu

Cơ địa đổ mồ hôi nhiều nên làm gì để khắc phục?

Trẻ ra mồ hôi quá nhiều do đâu và cách cải thiện?

Cách phòng ngừa mụn khi hay bị ra mồ hôi

Tại sao đổ mồ hôi nhiều có thể gây mụn?

Nguyên nhân mặt đổ nhiều mồ hôi

Vùng mặt có nhiều tuyến mồ hôi giúp bơm hơi ẩm và giữ mát trong thời tiết nóng bức. Về cơ bản, mọi người đều gặp tình trạng đổ mồ hôi ở mặt vào mùa Hè. Nhưng có những người bị ra mồ hôi quá nhiều ở mặt. Có 2 lý do chính dẫn đến điều này:

Thứ nhất, do chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát (primary hyperhidrosis). Đây là tình trạng tuyến mồ hôi hoạt động quá mức. Phần lớn tăng tiết mồ hôi do di truyền và có thể bị kích hoạt bởi nhiệt, căng thẳng, lo âu hoặc một số loại thực phẩm (như cà phê). Đổ mồ hôi quá nhiều khiến quần áo thường liên tục ẩm ướt, mồ hôi nhễ nhại nhiều giờ, vùng da hay đổ mồ hôi nhiều có xu hướng dễ bị nhiễm trùng da.

Thứ hai, chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát (secondary hyperhidrosis). Trong đó, mồ hôi trên mặt được kích hoạt bởi một số yếu tố cơ bản như mang thai, mãn kinh, sốt, nhiễm trùng, vấn đề chuyển hóa, bệnh tim hoặc một số vấn đề khác. Tăng tiết mồ hôi thứ phát cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm (ví dụ nortriptyline và desipramine), thuốc giảm đau (opiat) và một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).

Ngoài ra, mức độ căng thẳng, cân nặng, tuổi tác, hút thuốc lá, uống rượu, đồ uống chứa caffeine cũng ảnh hưởng đến lượng mồ hôi của bạn. Nếu thỉnh thoảng mới ra nhiều mồ hôi, có thể không đáng lo ngại. Nhưng nếu tình trạng đổ mồ hôi nhiều kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, bạn cần thăm khám bác sĩ.

Cách giảm đổ mồ hôi nhiều ở mặt

Giữ đủ nước

Nhiều người nghĩ rằng uống nhiều nước sẽ khiến ra mồ hôi nhiều hơn. Nhưng thực tế không phải vậy. Giữ cho cơ thể đủ nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể để bạn không đổ mồ hôi nhiều. Ngược lại, khi mất nước, cơ thể phải tiết ra nhiều mồ hôi hơn để cố gắng hạ nhiệt.

Bạn nên uống nước đều đặn trong cả ngày, tránh để khát mới uống, đặc biệt với người hoạt động thể chất hoặc nếu thời tiết bên ngoài đặc biệt khó chịu. Lượng chất lỏng cung cấp cho cơ thể mỗi ngày nên từ 11 đến 16 cốc. Bên cạnh nước uống, chất lỏng còn đến từ các thực phẩm nhiều nước như trái cây và rau. Hạn chế để dẫn đến cơn khát, tránh để nước tiểu chuyển màu vàng đậm (do thiếu nước).

Hạn chế những thực phẩm khiến đổ nhiều mồ hôi

Chú ý đến những gì bạn ăn có thể khiến đổ nhiều mồ hôi

Chú ý đến những gì bạn ăn có thể khiến đổ nhiều mồ hôi

Một số thực phẩm có khả năng khiến mồ hôi tiết nhiều hơn. Phổ biến nhất là chocolate, thức ăn cay hoặc nóng. Thức ăn cay và nóng có chứa một thành phần gọi là capsaicin, chất này gửi tín hiệu đến não rằng có thứ gì đó đang nóng và cơ thể phản ứng bằng cách đổ mồ hôi để hạ nhiệt.

Đồ uống chứa caffeine như cà phê và rượu cũng khiến bạn tiết nhiều mồ hôi hơn. Cả 2 loại đồ uống này làm tăng thân nhiệt, khiến cơ thể đổ mồ hôi để hạ nhiệt.

Lượng thực phẩm để có thể kích hoạt đổ mồ hôi ở mỗi người là khác nhau. Bạn cần lắng nghe cơ thể và điều chỉnh chế độ ăn uống khi cần thiết. Nếu nhận thấy bạn tiết nhiều mồ hơi hơn sau khi ăn những thực phẩm này, bạn cần cố gắng tránh hoặc hạn chế khi có thể.

Sử dụng sản phẩm giảm tiết mồ hôi cho mặt

Có nhiều chất chống mồ hôi được thiết kế dành riêng cho vùng da mặt bị ra nhiều mồ hôi. Các chất này hoạt động bằng cách ngăn chặn các ống dẫn mồ hôi trong và xung quanh khuôn mặt để giảm tiết mồ hôi.

Nên chọn những sản phẩm có ghi nhãn không gây kích ứng hoặc an toàn cho da nhạy cảm để sử dụng trên mặt. Nên thử dùng trên một vùng da nhỏ, như vùng da dưới cánh tay để kiểm tra liệu có kích ứng trước khi dùng trên mặt. Nếu da dễ bị mụn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để chọn sản phẩm phù hợp.

Mang theo khăn lau mồ hôi hoặc quạt cầm tay

Bạn nên luôn đem kheo khăn lau mặt chống mồ hôi hoặc giấy thấm dầu để loại bỏ mồ hôi, dầu và bụi bẩn trên da. Bạn có thể đem theo một chiếc quạt mini để bàn hoặc cầm tay cũng sẽ giúp hạn chế đổ mồ hôi nhiều ở mặt.

Khi nào nên thăm khám bác sĩ da liễu?

Khi thử những cách trên nhưng tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở mặt vẫn không thuyên giảm, bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu. Với trường hợp tăng do tăng tiết mồ hôi, bác sĩ có thể gợi ý bạn các loại thuốc theo toa để ngăn chặn hóa chất kích hoạt tuyến mồ hôi hoặc tiêm botox giúp ngăn chặn các dây thần kinh kích hoạt tuyến mồ hôi.

 
Nguyễn Thanh (Theo SELF Magazine)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu