Cơ địa đổ mồ hôi nhiều nên làm gì để khắc phục?

Tăng tiết mồ hôi có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống

Kiểm soát mùi cơ thể trong ngày nóng

Bạn cần biết gì về chứng tăng tiết mồ hôi?

Cấp cứu làn da trong thời tiết “mưa tối tăm mặt mũi”

Chọn áo mưa cho người bị tăng tiết mồ hôi, ra mồ hôi nhiều

Nguyên nhân khiến bạn đổ nhiều mồ hôi?

Việc bài tiết mồ hôi của cơ thể là quá trình tự nhiên của cơ thể nhằm điều hòa thân nhiệt. Vì vậy, bạn luôn dễ đổ mồ hôi hơn trong thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, với một số người, hệ thần kinh thực vật bị hưng phấn quá mức, quá trình giải phóng chất dẫn truyền thần kinh bị kích thích và tăng lên, tuyến mồ hôi hoạt động liên tục không kiểm soát được. Rối loạn thần kinh thực vật dẫn đến tăng tiết mồ hôi không kiểm soát được, hay còn gọi là tăng tiết mồ hôi vô căn.

Những vị trí dễ tăng tiết mồ hôi nhất là vùng da dưới cánh tay, lòng bàn tay, bàn chân và gương mặt. Ngoài ra, người đang gặp sự thay đổi hormone; Do thói quen sinh hoạt dùng nhiều caffeine và cồn; Do chứng cường giáp… cũng có thể kích thích cơ thể tăng tiết mồ hôi.

Cách chung sống với chứng tăng tiết mồ hôi

Với chứng ra mồ hôi thứ phát do cường giáp, bạn cần dùng thuốc điều trị để kiểm soát tốt nguyên nhân bệnh lý. Riêng với chứng tăng tiết mồ hôi vô căn, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để cải thiện và khắc phục tác hại của chúng với cuộc sống hàng ngày:

Sản phẩm ngăn tiết mồ hôi chứa muối nhôm

Sản phẩm chứa muối nhôm giúp ngăn chặn tạm thời quá trình thoát mồ hôi

Sản phẩm chứa muối nhôm giúp ngăn chặn tạm thời quá trình thoát mồ hôi

Đây là lựa chọn đối với trường hợp tăng tiết mồ hôi mức độ nhẹ, trên vùng da nhỏ như nách, tay, chân, đầu, trán… Thuốc hoặc sản phẩm ngăn tiết mồ hôi chứa muối nhôm, khi dùng (thoa, bôi, xịt) trực tiếp lên bề mặt da, các hoạt chất sẽ tạo thành nút bịt kín lỗ chân lông và đọng lại trong các ống dẫn mồ hôi khiến mồ hôi không thể bài tiết ra ngoài.

Sản phẩm chỉ có tác dụng trong khoảng 24 giờ, sau đó bị rửa trôi và mất tác dụng. Vì thế, bạn nên sử dụng xịt, kem ngăn tiết mồ hôi vào buổi tối, sau khi tắm và lau khô cơ thể.

Trị chứng ra nhiều mồ hôi bằng tiêm botox

Thuốc tiêm botox đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận để điều trị chứng ra nhiều mồ hôi ở các vị trí: Lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách, trán.

Thuốc chứa botulinum toxin A có tác dụng ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Khi tiêm, botox làm ức chế tín hiệu thần kinh nên mồ hôi sẽ bài tiết ít hơn tại nơi được tiêm.

Quá trình tiêm botox phải do bác sỹ có kinh nghiệm thực hiện. Tác dụng phụ thường gặp là gây đau, yếu cơ tại vùng điều trị, gây sụp mí, chóng mặt, đau đầu…

Mặc trang phục thông thoáng

Lựa chọn trang phục làm từ chất liệu thông thoáng, thấm hút tốt

Lựa chọn trang phục làm từ chất liệu thông thoáng, thấm hút tốt

Bạn nên chọn trang phục làm bằng chất liệu tự nhiên như vải cotton, vải linen. Các loại vải này giúp vùng da dưới cánh tay được "dễ thở" và giúp độ ẩm nhanh bay hơi khỏi làn da.

Vệ sinh vùng da dưới cánh tay

Da đổ nhiều mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra mùi cơ thể trong ngày Hè. Bạn nên chủ động vệ sinh vùng da dưới cánh tay đều đặn hàng ngày với xà phòng hoặc sữa tắm kháng khuẩn.

Hạn chế đồ ăn cay và đồ uống chứa caffeine

Đây là những nhóm thực phẩm dễ kích thích cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn. Bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm này để kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi. Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước để điều hòa thân nhiệt cơ thể trong ngày.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp