Ngộ độc paracetamol ở trẻ em: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân và dấu hiệu ngộ độc thuốc paracetamol ở trẻ em

Hướng dẫn cách bảo quản và hâm nóng thức ăn, tránh ngộ độc thực phẩm

Mẹo thay đổi tư thế cứu người ngộ độc rượu

Uống quá nhiều nước: Nhẹ thì nôn nao, nặng sẽ mất mạng

5 quan điểm sai lầm thường gặp về những tác nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ngộ độc paracetamol:

Dùng quá liều

Nhiều người khi thấy trẻ sốt liên tục không đỡ nên đã cho uống rất nhiều viên paracetamol trong thời gian ngắn để hạ sốt mà không biết rằng trong thời gian 24 giờ, liều dùng tối đa 60mg/kg cân nặng, liều tối đa hằng ngày không quá 4.000mg (tương ứng 8 viên chứa  500mg paracetamol trên thị trường).

Ngoài ra, uống quá liều điều trị lặp lại nhiều lần (uống ≥ 2 lần, mỗi lần > 4000 mg trong khoảng thời gian > 8 giờ). Hoặc sử dụng thuốc không đúng ở những điều kiện cơ thể trẻ mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa như ở trẻ có bệnh gan, trẻ sốt kèm theo rối loạn tiêu hóa như nôn ói, kém ăn, tiêu chảy, trẻ nhỏ hơn 2 tuổi... cũng có thể gây ngộ độc cấp tính nặng.

Có quá nhiều biệt dược

Do có nhiều ưu điểm nên paracetamol đã được các nhà bào chế phối hợp với nhiều dược chất khác tạo ra hàng trăm biệt dược. Có các loại biệt dược chỉ chứa paracetamol như efferalgan nhưng cũng có loại phối hợp với từ 2 - 7 dược chất khác.

Ví dụ như kết hợp paracetamol với thuốc kháng histamin để điều trị dị ứng trong trường hợp bị cảm cúm, làm giảm triệu chứng dị ứng; Với thuốc co mạch chống xung huyết để trị sổ mũi...Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc làm gia tăng độc tính của thuốc paracetamol đối với cơ thể trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độ paracetamol

Các dấu hiệu ở trẻ khi bị ngộ độc cấp thuốc Paracetamol thường được thể hiện qua 4 giai đoạn chính.

Khi bị ngộ độc paracetamol trẻ thường có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn

Giai đoạn 1: Sau khi trẻ uống paracetamol quá liều khoảng vài giờ, thường là dưới 24 giờ, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn.

Sang đến giai đoạn 2: Các biểu hiện ngộ độc của trẻ đã tăng lên nhiều và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Từ 24 giờ - 48 giờ các triệu chứng về gan ở trẻ nặng lên. Nếu sờ bên mạng sườn phải thấy gan sưng to và trẻ kêu đau. Thêm vào đó, trẻ bị ngộ độc paracetamol đến giai đoạn này có thể xuất hiện triệu chứng của vàng da... có thể bài niệu ít.

Giai đoạn 3 của ngộ độc paracetamol: Thường là 72 - 96 giờ sau khi sử dụng thuốc. Đây là giai đoạn toàn phát, lúc này trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn lúc trước, buồn nôn, và nôn nhiều. Các triệu chứng suy gan biểu hiện ngày càng nặng nề như vàng da, gan to, xuất huyết và bệnh não do gan. Có thể có suy thận, bệnh cơ tim với suy tim và rối loạn nhịp tim.

Đến giai đoạn 4: Sau khi trẻ bị ngộ độc 7 - 8 ngày. Trẻ có thể bình phục hoặc tiến triển nặng dần đến tử vong do suy gan toàn bộ, tăng amoniac máu, xuất huyết, hạ đường huyết và suy thận.

Vì vậy, khi cho bé uống thuốc paracetamol thấy trẻ có các biểu hiện bất thường kèm theo các dấu hiệu như đau bụng, nôn ói, xanh tái, ngủ li bì… cần thật bình tĩnh xử lý tình huống. Nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán sớm nhất có thể để tìm ra phương pháp điều trị, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Cách sử dụng thuốc paracetamol

Trước khi cho trẻ uống thuốc các cha mẹ nên tìm hiểu rõ các tác dụng của paracetamol. Điều này sẽ giúp bạn sử dụng thuốc paracetamol không bị quá liều và biết cách giải độc khi không may cho bé uống quá liều, để tránh dẫn đến những hậu quả xấu.

Với trẻ em dưới 12 tuổi, liều paracetamol được khuyến cáo là 10 - 15mg/kg uống hoặc đặt hậu môn mỗi 4 - 6 giờ, tối đa không vượt quá 5 lần/ngày.

Trẻ em dưới 2 tuổi hoặc cân nặng nhỏ hơn 11kg nên dùng paracetamol theo chỉ định của bác sỹ.

Với người lớn, liều khuyến cáo là 60 - 80 mg/kg/ngày và không được quá 4gr/ngày.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ