Hướng dẫn cách bảo quản và hâm nóng thức ăn, tránh ngộ độc thực phẩm

Bảo quản, hâm nóng món ăn đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho cả nhà

Muốn giữ trái cây rau củ luôn tươi ngon, hãy bảo quản theo cách này

Cách bảo quản thực phẩm khô không bị nấm mốc khi trời nồm ẩm

Bảo quản thực phẩm ngày Tết: Để tủ lạnh được bao lâu?

Những thực phẩm luôn cần tới tủ lạnh trong mọi mùa

Nếu không được bảo quản và hâm nóng đúng cách, các vi khuẩn gây bệnh có thể phát triển trong thức ăn, khiến người ăn bị ngộ độc thực phẩm. Dưới đây là một số cách an toàn nhất để hâm nóng thức ăn thừa và bảo quản một số loại thực phẩm thông thường.

Cơm

Vi khuẩn Bacillus cereus có thể sống sót cả trên cơm đã nấu và để ở nhiệt độ phòng. Tốt hơn hết, bạn chỉ nên để cơm ở ngoài trong tối đa 1 giờ, sau đó cho vào bảo quản trong tủ lạnh. Bạn cũng chỉ nên hâm nóng lại cơm nguội 1 lần mà thôi.

Thịt gà

Bạn nên đậy kín món thịt gà và để nguội hẳn trước khi cho vào bảo quản trong tủ lạnh. Nên nhớ, thịt gà cũng chỉ để được trong tủ lạnh tối đa 3 ngày. Thịt gà chỉ nên được hâm nóng 1 lần ở nhiệt độ 75oC.

Thịt gà nên được để nguội hẳn trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản

Thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn)

Thịt đỏ có thể được bảo quản trong tủ lạnh vài ngày và bạn cũng có thể ăn luôn mà không cần hâm nóng. Tuy nhiên, nếu muốn hâm nóng thịt bò, thịt lợn, bạn nên chờ món ăn nguội đi chứ không nên ăn ngay.

Sử dụng lò vi sóng để hâm nóng bít tết, thịt quay có thể ảnh hưởng tới cấu trúc thịt. Tốt hơn hết, bạn nên dùng chảo rán, làm nóng đều hai mặt trong 60 giây để làm nóng miếng thịt.

Khoai tây

Khoai tây đã nấu chín có thể được bảo quản trong tủ lạnh từ 1 - 3 ngày. Riêng khoai tây nướng nên được hâm nóng trong lò nướng ở nhiệt độ thấp hoặc áp chảo. Dùng lò vi sóng để hâm nóng khoai tây có thể khiến món ăn bị mềm, ỉu.

Rau xanh

Các món rau có thể được hâm nóng hoặc ăn ngay khi còn lạnh. Để bảo quản các món rau, bạn nên chờ chúng nguội hoàn toàn rồi mới cho vào tủ lạnh. Các món rau không nên để quả 3 ngày.

Sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa đóng hộp (như kem, sữa chua, pho mát…) nên được thường xuyên bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu bạn đã đổ sữa ra ngoài nhưng không uống hết, không được đổ sữa lại vào trong chai. Hãy sử dụng màng bọc thực phẩm để đậy chặt cốc sữa, sau đó cho vào tủ lạnh.

Đồ hộp

Đối với thực phẩm đóng hộp, khi đã mở ra mà không ăn hết, hãy chuyển toàn bộ thực phẩm sang những bát thủy tinh, đậy kín bằng màng bọc thực phẩm và bảo quản trong tủ lạnh trong khoảng 3 ngày. Nếu giữ nguyên thực phẩm trong hộp nhôm, thiếc, món ăn sẽ bị ám mùi kim loại từ vỏ hộp sau khi để qua đêm trong tủ lạnh.

Vi Bùi H+ (Theo DailyMail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng