Vi trùng có thể ở khắp mọi nơi quanh chúng ta nhưng lại thường bị hiểu nhầm về tác nhân gây bệnh.
Vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan qua những con đường nào?
Không phải cứ nhiễm vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày
Sau khi ho và hắt hơi, vi khuẩn tồn tại trong không khí tới 45 phút
Hong Kong: Bệnh nhân nhiễm siêu vi trùng tăng mạnh
Bệ ngồi nhà vệ sinh là bẩn nhất?
Theo ông Charles Gerba - Giáo sư về vi trùng học thuộc trường Đại học Arizona (Mỹ) cho biết: "Đừng lo lắng, bệ ngồi là một trong những nơi sạch sẽ nhất trong nhà vệ sinh công cộng. Bạn sẽ có nhiều khả năng nhiễm vi trùng từ tay cầm vệ sinh hoặc nắm cửa, sau đó mang chúng lên mũi, miệng".
Cùng quan điểm đó, Elizabeth Scott - Giám đốc Trung tâm Vệ sinh và Y tế thuộc trường Đại học Simmons (Mỹ) khuyến cáo rằng điều quan trọng là nên sử dụng xà phòng để rửa tay và dùng khăn giấy lau nắm cửa trước khi rời nhà vệ sinh. Lưu ý là không đặt ví trên sàn nhà. Đây thường là một trong những nơi bẩn nhất trong phòng vệ sinh.
Nước nóng làm sạch vi khuẩn?
Một nghiên cứu gần đây phân tích những mầm bệnh trên bàn tay sau khi được rửa ở các nhiệt độ khác nhau cho thấy lượng vi khuẩn không khác nhau nhiều. Donald Schaffner - Tác giả của nghiên cứu thuộc trường Đại học Rutgers cho biết: Để có thể diệt được tất cả vi khuẩn trên tay, nhiệt độ của nước khi rửa phải trên 100 độ F (gần 38 độ C), nhưng mức nhiệt độ này thì tay chúng ta sẽ không chịu được.
Stephen Calderwood - Trưởng khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts khuyến cáo, điều quan trọng là sử dụng xà phòng khi rửa tay mới giúp loại bỏ vi khuẩn.
Thời tiết lạnh làm bạn bị cảm lạnh?
Sự giảm nhiệt độ không làm cơ thể chúng ta bị bệnh, nhưng cách mà các vi trùng phản ứng với nhiệt độ lại có thể gây ra bệnh. Một nghiên cứu năm 2015 đã cho thấy, khi gặp nhiệt độ lạnh, virus Rhino - một loại virus gây cảm lạnh có thể dễ dàng lây lan và trú ẩn lâu hơn trong đường mũi, họng gây ra những triệu chứng cảm lạnh như: Hắt hơi, ho, sổ mũi.
Lời khuyên: Nếu bị cảm lạnh hoặc cúm, nên tránh xa người khác để hạn chế lây bệnh. Khi chẳng may bị ốm, hãy rửa tay thường xuyên và nên tiêm phòng cúm.
Thuốc kháng sinh có thể diệt vi trùng gây cảm lạnh?
Thật sai lầm! Hầu hết các trường hợp cảm lạnh đều do virus gây ra, mà kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn chứ không có tác dụng với virus. Vì vậy nếu bạn dùng kháng sinh thì có thể khiến cơ thể kháng thuốc kháng sinh.
Dễ ngộ độc thực phẩm ở nhà hàng hơn ăn tại nhà?
Theo Giáo sư Charles Gerba, hầu hết các nhà hàng đều thận trọng trong các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, còn các đầu bếp "tại gia" lại thường chủ quan với việc này hơn. Giáo sư cũng cho biết, có tới 80% trường hợp nhiễm vi khuẩn đường ruột salmonella xảy ra ở nhà.
Lời khuyên: Để tự bảo vệ mình khỏi bệnh tật do thực phẩm, hãy sử dụng các loại dao, thớt riêng cho thịt, rau và bánh mì. Nên sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đảm bảo thức ăn được nấu chín ở nhiệt độ thích hợp. Giữ tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 4,4 độ C để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi. Cuối cùng là luôn rửa tay trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn.
Bình luận của bạn