“Cấp cứu” làn da cháy nắng với nha đam

Nha đam hay lô hội là lựa chọn hàng đầu cho làn da bị cháy nắng

Kinh nghiệm chống nắng an toàn cho trẻ

Làm sao để “hồi sinh” làn da bị cháy nắng sau khi đi biển?

Điểm danh 7 thực phẩm giúp ngăn ngừa rám nắng ngày hè

Mùa hè, cảnh giác với nguy cơ da bị ngộ độc nắng

Công dụng làm dịu da của nha đam

Ánh nắng gay gắt của mùa Hè khiến làn da dễ bị cháy nắng, đỏ rát, phồng rộp nếu không che chắn kỹ càng. Ngay khi phát hiện dấu hiệu cháy nắng, bạn cần nhanh chóng làm dịu làn da với những sản phẩm an toàn, lành tính. Một trong số đó là nha đam (lô hội) - loài cây dân dã, dễ trồng và có nhiều thành phần có lợi cho da.

Lá của cây nha đam có chứa lớp thịt trong, dạng gel. Gel nha đam được chứng minh có nhiều lợi ích với làn da bị bỏng, cháy nắng, có thể kể đến:

Giảm viêm: Ánh nắng làm tổn thương đến các tế bào da, gây ra phản ứng viêm với biểu hiện: Đau, sưng, đỏ rát. Nha đam chứa bradykinase, acid salicylic và một số thành phần khác, có khả năng ngăn chặn, giảm tình trạng viêm khi thoa lên da.

Gel nha đam làm dịu triệu chứng đỏ, viêm da do cháy nắng

Gel nha đam làm dịu triệu chứng đỏ, viêm da do cháy nắng

Kích thích tổng hợp collagen trên da: Gel của lá nha đam có khả năng kích thích quá trình sản xuất collagen trên da, giúp đẩy lùi tình trạng khô da và giúp da cháy nắng nhanh lành.

Dưỡng ẩm cho da: Ngoài hàm lượng nước cao, trong nha đam còn chứa mucopolysaccharide – các phân tử đường giúp giữ độ ẩm trên da.

Giàu vitamin: Cây nha đam chứa vitamin A, C và E, đều là các chất chống oxy hóa có thể đẩy lùi gốc tự do trong ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, sử dụng gel nha đam trên da có thể giảm thiểu tác hại do cháy nắng.

“Giải cứu” làn da cháy nắng với nha đam

Gel trong lá nha đam mềm và nhớt, trong suốt

Gel trong lá nha đam mềm và nhớt, trong suốt

Trong tình trạng da cháy nắng nhẹ, bạn cần nhanh chóng dùng nước mát rửa lên vùng da đó, hoặc tắm dưới vòi sen với dòng nước nhẹ nhàng. Nếu muốn làm dịu da bằng lá nha đam tươi, bạn chỉ cần dùng dao cắt bỏ vỏ xanh, chỉ lấy phần gel trong thịt lá, thoa lên vùng da bị cháy nắng.

Trong trường hợp không có nha đam tươi, bạn có thể dùng các mỹ phẩm như gel nha đam, kem dưỡng ẩm, sữa dưỡng có chứa thành phần nha đam. Tiêu chí lựa chọn là sản phẩm có tỷ lệ thành phần nha đam tự nhiên càng cao càng tốt và không chứa hương liệu. Nếu được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, hiệu quả làm mát vùng da cháy nắng của gel nha đam lại càng tăng cao.

Bạn có thể thoa gel, kem dưỡng ẩm chứa nha đam lên da nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nha đam tươi chứa các enzyme có khả năng tẩy tế bào chết nhẹ nếu lạm dụng. Ngoài ra, bạn vẫn cần bảo vệ da với kem chống nắng lành tính, quần áo dài tay khi ra ngoài. 

Lưu ý: Nhựa hay mủ nha đam có thể gây kích ứng, bong tróc da. Đây là lớp mủ màu vàng, thường chảy ra ở cuống lá khi mới bẻ khỏi cây. Khi sơ chế nha đam, cần loại bỏ phần cuống và lớp mủ này, chỉ sử dụng phần gel trong. Bạn cũng không được thoa nha đam tươi lên vết thương hở.

Sản phẩm chứa nha đam tự nhiên sẽ có Aloe vera hoặc Aloe barbadensis trong bảng thành phần. Cần phân biệt với Aloe ferox – một loài cây có chức năng và công dụng khác nha đam.

 
Quỳnh Trang (Theo Insider)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp