Nhấc chân lên và... đi!

Đi bộ rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi

“Già” cũng… vẫn cần “yêu”

Để cái tuổi chẳng đuổi “khỏe” đi

5 thức uống giúp người già khỏe đẹp

Ai bảo già là không thể... "sướng"

“Sướng”... là gì?

Tác dụng của đi bộ với người cao tuổi

- Phòng ngừa bệnh về tim mạch: Thường xuyên đi bộ, kết hợp với đạp xe làm giảm 11% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch ở người cao tuổi.

- Giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú: Nghiên cứu trên 74.000 phụ nữ ở Mỹ có thể trạng bình thường ở tuổi mãn kinh (50 – 79 tuổi), đi bộ thường xuyên có tác dụng giảm béo, tăng lượng estrogene làm giảm nguy cơ ung thư vú tới 30% và giảm 10 – 20% với những người thừa cân.

- Giúp ngủ ngon: Đi bộ vào buổi chiều giúp cho giấc ngủ ngon hơn, làm tăng hàm lượng hormone serotonin cho người cao tuổi cảm giác thư giãn, thoải mái. Đặc biệt, các nhà khoa học khuyên, người già nên đi bộ trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ để cơ thể có điều kiện hồi phục trạng thái nghỉ ngơi.

- Giảm đau nhức cơ thể:  Đi bộ thường xuyên giảm sự đau nhức cơ thể, tạo cảm giác thư giãn có ý thức, làm cơ thể trở nên cân bằng, chống stress, nhất là hoạt động đi bộ nhanh (Chiwalking).

- Tạo cảm giác hạnh phúc: Đi bộ giúp cơ thể tăng endorphin, chất này cải thiện tâm trạng, làm cho người cao tuổi cảm giác lạc quan, yêu đời, giảm bớt sự buồn chán, lo lâu.

- Giúp vóc dáng cơ thể mảnh mai: Đi bộ có thể kiểm soát trọng lượng cơ thể. Nếu phụ nữ đi bộ 1 giờ mỗi ngày với 5 lần/tuần sẽ tiêu hao 1.500 calo/ngày. 

- Duy trì trí nhớ: Đi bộ giúp tránh được bệnh Alzheimer, làm cho trí não được luyện tập và trở nên minh mẫn hơn.

- Bảo vệ, rèn luyện hệ cơ, xương, khớp: Đi bộ giống như 1 bài tập đòi hỏi người ta phải sử dụng 95% hệ cơ xương khớp, quá trình này giúp rèn luyện hệ cơ xương, khớp khỏe mạnh rắn chắc. 

Đi bộ cũng cần đúng cách

Nguyên tắc khi đi bộ

Trước khi đi bộ nên chú ý chuẩn bị quần áo, dày dép phù hợp: Quần áo tùy theo điều kiện thời tiết, rộng rãi, thoáng mát bằng các loại vải thấm mồ hôi như cốt tông (vào mùa hè), đủ ấm (vào mùa đông); Mang giày vừa vặn, thích hợp. Trước khi bắt đầu luyện tập, nên giành 5 - 10 phút tập những động tác khởi động để làm “ấm cơ thể”, tránh căng cơ, mau mệt mỏi trong quá trình luyện tập.

Khi đi bộ đầu luôn giữ thẳng và hướng về trước, thẳng lưng, vai và cánh tay nên để thoải mái, khi đi nên đánh tay một cách tự nhiên. Lúc bắt đầu nên đi chậm, sau đó tăng nhanh hơn một chút. Đi với tốc độ mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, đối với người mới bắt đầu nên tập ít, sau đó tăng dần. Điều quan trọng là cần phải luyện tập thật đều đặn và thường xuyên.

Các nhà khoa học cho hay, người già nên đi bộ theo nguyên tắc 3 - 5 - 7. Nguyên tắc này có nghĩa là, mỗi lần người lớn tuổi nên đi bộ khoảng 3km với thời gian tập khoảng 30 phút, mỗi tuần đi bộ 5 lần và đo khả năng đi bộ vừa sức theo số 7 bằng cách đo nhịp tim sau khi đi bộ cộng với số tuổi bằng 170. Ví dụ người 60 tuổi sau khi đi bộ nhịp tim là 110, ta lấy 110 + 60 = 170 là vận động vừa sức. Nếu quá 170 là vận động quá sức và dưới 170 là vận động nhẹ, dưới sức.

Những điều cần lưu ý

Đi bộ cũng giống như những môn thể thao khác, nó sẽ phát huy tác dụng nếu thể trạng phù hợp. Có nhiều người sau khi luyện tập đi bộ thì đau khớp gối hoặc các khớp khác, đặc biệt là những bệnh nhân đau khớp. Cơn đau này không giảm đi mà ngày một tăng, tỷ lệ thuận với thời gian đi bộ, trong lượng cơ thể, độ dốc, độ gập ghềnh của đường tập.

Khi có biểu hiện chân đau, sưng, tấy cần dừng việc đi bộ lại

Theo BS. Nguyễn Mạnh Hải - Phó trưởng Lão khoa, Bệnh viện Tuệ Tĩnh, thực tế nhiều bệnh nhân đau khớp dù thấy đau cũng vẫn cố gắng tiếp tục tập đi bộ, vì tin rằng sẽ cải thiện được tình hình. Nhưng như thế sẽ chỉ dẫn đến hậu quả là khớp ngày càng tổn thương nhiều hơn.

Khi cảm thấy đau tức là dấu hiệu báo động của cơ thể, lúc đó cần phải giúp cơ quan bị bệnh được nghỉ ngơi để hồi phục trở lại. Khớp xương cũng vậy, sự nghỉ ngơi lúc này rất cần thiết và cũng là phương pháp giúp giảm đau. Nếu cứ đi bộ trong khi viêm khớp gối, chắc chắn chỉ khiến cho người cao tuổi sẽ bị đau hơn. Tương tự, việc đi bộ với người bị viêm đa khớp cấp sẽ làm cho khớp đau nhiều hơn, đẩy nhanh quá trình biến dạng khớp, thậm chí không đi lại được. Vì vậy, việc làm tốt nhất cho sức khỏe lúc này là nghỉ ngơi, khi các khớp hết sưng thì sẽ tập đi bộ trở lại.

Từ xưa người ta vẫn quan niệm rằng luyện tập thể dục vào buổi sáng là tốt vì lúc đó không khí trong lành, cơ thể vừa phục hồi sau một giấc ngủ. Tuy nhiên, đối với sức khỏe người cao tuổi, nếu đi từ 4h - 6h sáng, theo quy luật sinh học, vào thời gian này thân nhiệt của người cao tuổi đang cao, huyết áp tăng, chất tiết của tuyến thượng thận cao gấp 4 lần buổi tối, nếu người cao tuổi đi bộ, vận động vào thời điểm này sẽ gặp nhiều gió lạnh, tim dễ ngừng đập.

Thực tế có nhiều cụ đi bộ vào buổi sáng, mồ hôi nhễ nhại rồi về tắm khiến huyết áp tăng đột ngột, gây ra đột quỵ, tử vong. Vì vậy người lớn tuổi nên tập đi bộ vào buổi chiều tối, sẽ an toàn hơn. Tốt nhất 18h ăn tối, 20h đi bộ và ngủ vào lúc 22h30 là thời gian hợp lý nhất.

BS. Hải nhấn mạnh người cao tuổi cũng cần thận trọng khi chọn đi bộ để tập luyện, không vì thấy tác dụng tốt của đi bộ mà tập quá với khả năng của mình. Nếu thấy chân có tình trạng đau, nhức hoặc sưng tấy thì phải dừng việc đi bộ, đến cơ sở y tế để kiểm tra và khi chân đã khỏi hoàn toàn thì mới được tiếp tục đi bộ.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già