Để cái tuổi chẳng đuổi “khỏe” đi

Tuổi mãn kinh thường đi liền với sự xuống cấp của nhiều bộ phận trong cơ thể

“Già” cũng… vẫn cần “yêu”

Khó tính vì... cô đơn

Bi hài chuyện phòng the tuổi già

Những con số "biết nói" về tuổi già

Chăm sóc nha khoa quan trọng với sức khỏe tuổi già

Sự thay đổi cơ thể khi sang tuổi mãn kinh

Trong đời sống sinh lý người phụ nữ, từ lúc sinh ra đến khi xế chiều, thì sự thay đổi của hệ thống cơ thể đều diễn ra nhiều giai đoạn, từ tuổi ấu thơ, tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành, tuổi mãn kinh và tuổi già. Tuổi mãn kinh là thời kỳ chuyển đổi chức năng của người phụ nữ, từ chỗ hoạt động mạnh mẽ sang trạng thái thoái dần rồi kết thúc.

Theo BS. Nguyễn Ngọc Thông - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM, mãn kinh được hiểu là thời gian chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, tức là lần cuối cùng người phụ nữ ra huyết âm đạo do các hormone buồng trứng gây ra. Ngoại trừ các trường hợp như phẫu thuật buồng trứng, tử cung, độ tuổi mãn kinh dao động từ 50 đến 55 tuổi. Khi bước vào giai đoạn này, việc đầu tiên phụ nữ gặp phải là chứng hay quên. Kế đến là bệnh mất ngủ. Thiếu ngủ khiến cơ thể mỏi mệt, tính tình quạu quọ, dễ nổi nóng và mặt lúc nào cũng nhăn nhó…

Thêm nữa, điều làm chị em mất tự tin nhiều nhất là vẻ trẻ trung không còn. Làn da giờ trở nên khô ráp, xuất hiện nám, đồi mồi… Mái tóc dày khỏe mỏng dần vì gãy, rụng... Vùng thắt đáy lưng ong, được “làm đầy” bởi mô mỡ. Bên cạnh đó, chị em dễ gặp phải nguy cơ loãng xương, các cơ bắp không còn săn chắc khiến cho ngực chảy xệ, sa sinh dục…

Đặc biệt, BS. Ngọc Thông nhấn mạnh: “Sau mãn kinh, người phụ nữ còn phải đối mặt với điều không mong muốn, đó là sự khô hạn của “cô bé” nên rất ngại làm "chuyện ấy" với bạn trăm năm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình, nhất là khi hai vợ chồng tuổi tác ngang nhau hoặc vợ lớn tuổi hơn chồng”.

Mãn kinh ảnh hưởng rất lớn tới đời sống "gối chăn" của các cặp vợ chồng

Về mặt sinh lý, có thể nói, âm đạo chính là nơi có nhiều biến đổi nhất. Mãn kinh kéo theo nhiều thay đổi ở các cơ quan sinh dục trong và ngoài như lông mu rụng bớt, âm đạo teo đi, nhỏ lại và chật hẳn nếu không có quan hệ tình dục. Bộ phận này trở nên khô ráo hơn bình thường và mất tính đàn hồi. Độ pH trong dịch âm đạo cũng thay đổi do thiếu hormone, kết quả là khả năng viêm nhiễm đường sinh dục cao hơn trước. Mặt khác, việc quan hệ chăn gối có thể gây đau đớn, thậm chí có thể làm cho cơ quan sinh dục thương tổn nếu không có giai đoạn kích thích tình dục trước khi giao hợp. Việc âm đạo nhỏ lại và mất tính đàn hồi cũng gây không ít trở ngại cho chuyện ái ân, người phụ nữ có thể bị ra máu sau khi làm "chuyện đó". 

Về mặt tâm lý, mãn kinh gây ra những hậu quả khác nhau ở từng người. Ở một số người, hiện tượng này kéo theo việc người phụ nữ hững hờ với đời sống tình dục, thậm chí ngừng hẳn chuyện "yêu đương". Nếu người bạn tình cũng lại gặp vấn đề với việc cương cứng thì hẳn đây sẽ là dấu chấm hết cho "chuyện ấy" của cả hai người. Hơn nữa tuổi già, các mối quan hệ xã hội bị thu hẹp lại cũng là những nguyên nhân dễ gây stress, gây cáu giận, thậm chí trầm cảm. Điều này ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của phụ nữ tuổi mãn kinh. Một số định kiến cho rằng, tình dục là thứ dành cho tuổi trẻ chứ không phải là của người cao tuổi đã làm cho phụ nữ tuổi mãn kinh ngại ngùng hơn trong chuyện chăn gối.

Bí quyết duy trì chuyện "gối chăn"

Với phụ nữ tuổi mãn kinh, các chức năng tình dục đúng suy giảm đáng kể. Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho biết thái độ bi quan khi ở độ tuổi này là điều cần tránh. Theo nghiên cứu, ở Pháp có tới 2/3 phụ nữ mãn kinh cảm thấy mình được tự do hơn trong quan hệ tình dục. Họ không còn nỗi lo bị mang thai ngoài ý muốn cũng như không phải quan tâm đến các biện pháp phòng tránh thai. Do đó, họ thoải mái đi tới cùng của khoái cảm. Với phụ nữ tuổi này, việc duy trì quan hệ tình dục đều đặn sẽ vẫn có thể giữ cho vùng kín khoẻ mạnh.

Phụ nữ tuổi mãn kinh cần tập thể dục đều đặn để bảo vệ sức khỏe nói chung

Sử dụng một số thuốc bôi trơn âm đạo cũng có thể giúp cho "chuyện ấy" trở nên dễ dàng hơn, tránh cảm giác đau vì sự khô teo của âm đạo. Hơn nữa để tránh cho âm đạo quá khô, phụ nữ không nên tắm nước nóng hoặc dùng các sản phẩm dầu tắm trước khi "hành sự".

Ở phụ nữ tuổi này, việc giữ tinh thần thư thái, bình ổn là thực sự cần thiết. Muốn vậy, chị em cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Về chế độ dinh dưỡng, ngay khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ nên ăn uống đầy đủ, cân đối các chất. BS Vũ Thị Nhung - Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM khuyến cáo: “phụ nữ tuổi này nên ăn chất đạm vừa đủ, không dư thừa”. Nên ăn thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm tăng cường sức khỏe, đặc biệt cho xương cốt, làn da như: Bí đỏ, cà rốt, bồ ngót, cải bắp, rau muống, rau dền, trà xanh, hành củ, trái cây, cá nhỏ (nấu nhừ xương), sữa và các chế phẩm từ sữa, cua đồng, ốc, tôm tép, mè, lòng đỏ trứng. Các loại ngũ cốc chứa nhiều magne là khoáng chất cần để phân phối calci đến xương. Ăn hoặc uống nước ép các loại quả: cam, bưởi, chanh, cà rốt, cà chua… để tăng cường đề kháng. Đặc biệt, cần lưu ý ăn các loại thực phẩm chứa phytoestrogen để tăng cường nội tiết tố estrogen từ thiên nhiên cho cơ thể như đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành...

Ngoài ra, phụ nữ ở tuổi mãn kinh cần thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Các bài tập phù hợp sẽ giúp duy trì vóc dáng gọn gàng, tinh thần minh mẫn, lạc quan. Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và xử trí sớm các bệnh phụ khoa, trong đó có ung thư.

Việc sử dụng thuốc nội tiết có chứa estrogene cũng giúp hạn chế tình trạng khô âm đạo và nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngoài tác dụng tích cực lên đường sinh dục và tiết niệu, những thuốc này còn giúp phụ nữ tuổi mãn kinh dễ ngủ, tinh thần sảng khoái. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này cần được tư vấn và chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già