Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường gặp nhất ở nhóm trẻ mầm non dưới 5 tuổi

Cả nước đã ghi nhận gần 70.000 ca mắc tay chân miệng

Cha mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ tay chân miệng?

Cách phân biệt phỏng nước do tay chân miệng với thủy đậu

Những điều cha mẹ cần biết khi chăm sóc con bị tay chân miệng

Triệu chứng tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, nên rất dễ lây lan ở trẻ em độ tuổi đi nhà trẻ, mầm non. Bệnh do các virus thuộc họ Enterovirus lây lan qua tiếp xúc từ người sang người. 

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sốt và nổi ban mụn nước thường xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng. Triệu chứng ban đầu có thể là sốt và thường kèm theo đau họng. Trẻ cảm giác khó chịu và xuất hiện tình trạng biếng ăn, quấy khóc. 

Bệnh tay chân miệng có đặc trưng là xuất hiện các ban đỏ, ban phỏng nước quanh miệng, lòng bàn tay và bàn chân

Bệnh tay chân miệng có đặc trưng là xuất hiện các ban đỏ, ban phỏng nước quanh miệng, lòng bàn tay và bàn chân

Vết loét gây đau và mụn nước sẽ xuất hiện trong miệng hoặc họng khoảng 1-2 ngày sau khi sốt. Mụn nước có khả năng xuất hiện ở tay, chân, miệng, lưỡi, bên trong má và đôi khi ở mông (ở mông thường do tiêu chảy gây ra). Mụn nước ít khi gây ngứa ở trẻ em, nhưng có thể gây ngứa dữ dội ở người lớn. Vết loét và mụn nước thường tự khỏi trong một tuần hoặc lâu hơn.

Bệnh tay chân miệng có thể khỏi dần sau 8-10 ngày nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên, một số trẻ có thể gặp biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp trong ngày thứ 2-5 của bệnh. 3 dấu hiệu bệnh trở nặng, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay bao gồm: Sốt cao trên 38,5 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt; Giật mình, chới với, run tay; Quấy khóc nhiều.

Nguyên tắc "3 sạch" trong phòng bệnh tay chân miệng

Trên thực tế, bệnh tay chân miệng thường gặp nhất với trẻ em ở độ tuổi mầm non do trẻ còn nhỏ, có thói quen đưa tay vào miệng. Để bảo vệ trẻ trước dịch tay chân miệng, phụ huynh và nhà trường cần đảm bảo thực hiện "nguyên tắc 3 sạch":

Ăn uống sạch: Nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên, không cho trẻ ăn bốc, mút tay. Vật dụng ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, bát ăn cơm, muỗng ăn nên được khử trùng bằng nước sôi và sử dụng riêng biệt.

Ở sạch: Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng với nước sạch. Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ, cách ly trẻ bị bệnh với bạn bè và anh chị em trong nhà ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi phát. Không cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, khẩu trang, bàn chải… với người khác.

Đồ chơi và vật dụng thường dùng của trẻ cần phải được khử trùng sạch sẽ

Đồ chơi và vật dụng thường dùng của trẻ cần phải được khử trùng sạch sẽ

Chơi sạch: Đồ chơi của trẻ cần được vệ sinh thường xuyên để tránh hiện tượng ngậm đồ chơi. Cha mẹ cần lau sạch sẽ bề mặt tiếp xúc như sàn nhà, vật dụng trong nhà bằng dung dịch khử khuẩn an toàn, lành tính.

Ngoài ra, để chủ động tăng sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch bệnh tay chân miệng, giải pháp đang được giới chuyên gia đánh giá cao là sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống - ngoài bôi” gồm cốm hòa tan hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và gel bôi ngoài da chứa nano bạc (thành phần chính) có công dụng hỗ trợ sát khuẩn, làm lành nhanh các tổn thương, kích thích tái tạo tế bào da mới. 

 

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cho thấy, chỉ cần một lượng nano bạc rất nhỏ cỡ 1mg/L đã tiêu diệt được vô số vi sinh vật gây bệnh mà không gây tình trạng kháng thuốc. 

Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy, có tới 96% người dùng hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm chứa nano bạc về tác dụng làm lành các nốt mụn ngoài da do virus gây ra như thủy đậu, tay chân miệng...

Như vậy, bộ đôi sản phẩm thảo dược này vừa là giải pháp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch từ bên trong, lại giúp các tổn thương trên da nhanh lành, ngăn ngừa sẹo hình thành nên rất phù hợp cho những trường hợp bị tay chân miệng hoặc mắc các bệnh ngoài da do virus.

Trang Vũ

 

Gel Subạc và cốm Subạc - Bộ đôi “trong uống - ngoài bôi” hỗ trợ các bệnh ngoài da do virus

Gel Subạc chứa thành phần chính là nano bạc kết hợp với chitosan, dịch chiết neem (xoan Ấn Độ) giúp làm sạch da, kháng khuẩn, chăm sóc và bảo vệ da, làm dịu da khi bị: rôm sảy, mụn nhọt, zona, viêm da, herpes, thủy đậu, bỏng, bị sưng tấy do muỗi/ côn trùng đốt.... Đồng thời, sản phẩm còn góp phần kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo. trong những trường hợp bị bỏng nhẹ, các vết thương do côn trùng cắn…

Cốm Subạc chứa thành phần: L-Lysine kết hợp với Cao lá Neem; Cao lá Xoài; Cao Bạch chỉ; Cao Nhọ nồi; Cao Tạo giác thích; Vitamin C; Kẽm gluconate; Kali iodid… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và làm lành vết thương. Sản phẩm dùng cho trẻ em và người lớn suy giảm sức đề kháng, có nguy cơ mắc các biểu hiện ngoài da do virus hay người bị viêm loét niêm mạc miệng do virus.

Empty

Sản phẩm Cốm Subạc được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: 024.38461530 - 028.62647169.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo cốm Subạc: 01329/2019/ATTP-XNQC

Sản phẩm gel Subạc được phân phối bởi Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.

Địa chỉ: 173 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024.37757240.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo gel Subạc: 17/2020/XNQCMP-YTHN

* Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ