9 nguyên nhân khiến mắt nhạy cảm với ánh sáng

Sợ ánh sáng có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Bị bệnh này chỉ cần thấy sáng nhấp nháy là co giật

Liệu bạn có đang mắc phải hội chứng khô mắt?

Bỗng nhiên... ngứa mắt, vì sao?

9 nguyên nhân không ngờ có thể gây đau nửa đầu

Khô mắt

Theo Viện Mắt Quốc gia Mỹ, khô mắt có thể xảy ra khi lượng nước mắt sản xuất ra không đủ bôi trơn mắt. Nhạy cảm với ánh sáng là triệu chứng thường gặp khi bị khô mắt. Ngoài ra, người bị khô mắt cũng có thể bị đỏ mắt, nhức mắt, chảy nước mắt, cộm mắt giống như có hạt bụi rơi vào....

Để khắc phục tình trạng nhạy cảm với ánh sáng do khô mắt, bạn có thể dùng nước mắt nhân tạo để làm ướt đôi mắt của bạn. Nếu bị khô mắt nghiêm trọng, bác sỹ có thể chỉ định bạn dùng corticosteroid hoặc gắn nút chặn lệ đạo để hạn chế nước mắt thoát ra ngoài.

Chứng khô mắt có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời

Dị ứng 

Viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi mắt bạn phản ứng với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bọ ve, nấm mốc hoặc lông động vật. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm kết mạc dị ứng: Mắt nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt, mắt đỏ, nhức mắt.

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu cũng khiến bạn bị nhạy cảm với ánh sáng, buồn nôn, nôn, mờ mắt và choáng váng. Nguyên nhân khiến người bị đau nửa đầu nhạy cảm với ánh sáng là do khi đầu bị đau có thể kích thích dây thần kinh tam khoa - dây thần kinh có chức năng cảm giác trên khuôn mặt của bạn.

 Cơn đau nửa đầu có thể gây chóng mặt, nhìn đôi hoặc mất thị lực

Chấn động não

Sau khi bị chấn động não, bạn có thể bị nhức đầu, mất ý thức tạm thời, mất trí nhớ, chóng mặt, buồn nôn, nôn, khó tập trung, nhạy cảm với ánh sáng. Theo các chuyên gia, để giảm các hiện tượng trên, bạn nên nghỉ ngơi sau khi bị chấn thương, vì nó sẽ giúp não hồi phục nhanh hơn.

Viêm giác mạc

Có nhiều loại viêm giác mạc như: Viêm giác mạc do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng... Bất kể viêm giác mạc loại nào, khi bị bệnh bạn đều bị đau mắt, đỏ mắt, mờ mắt, chảy nước mắt, cộm mắt và nhạy cảm với ánh sáng. Để điều trị viêm giác mạc hiệu quả, bạn cần đến bệnh viện thăm khám để được xác định rõ nguyên nhân.

Viêm giác mạc không được điều trị có thể dẫn đến mù lòa

Mài mòn giác mạc

Chấn thương mắt, bụi bẩn bay vào mắt, đeo kính áp tròng sai cách... đều có thể là những tác nhân gây trầy xước giác mạc. Sự tổn hại của lớp phủ bề mặt giác mạc có thể khiến bạn bị nhạy cảm với ánh sáng.

Tiền sản giật

Theo Mayo Clinic tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng do huyết áp tăng cao. Khi bị tiền sản giật, thai phụ có thể bị tổn thương võng mạc hoặc viêm dây thần kinh thị giác. Cả 2 tổn thương ở mắt trên đều khiến bạn bị nhạy cảm với ánh sáng.

Tiền sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất xảy ra trong thai kỳ

Keratoconus (bệnh giác mạc hình chóp)

Bệnh giác mạc hình chóp là bệnh lý giác mạc gây biến đổi hình dạng giác mạc. Thay vì hình dạng cong như mái vòm thì giác mạc lại có hình nón. Giác mạc có hình dạng bất thường khiến mắt không thể tập trung ánh sáng một cách chính xác và khiến tầm nhìn bị bóp méo. Người bị bệnh giác mạc hình chóp cũng gặp phải tình trạng nhạy cảm với ánh sáng.

Viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào (Uveitis) là một nhóm các tình trạng ở mắt gây ra viêm mắt. Các triệu chứng của viêm màng bồ đào có thể bao gồm: Nhìn mờ, thấy đốm đen trong tầm nhìn, mắt đỏ, đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng…

Thanh Tú H+ (Theo Self)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt