Bị bệnh này chỉ cần thấy sáng nhấp nháy là co giật

Ánh sáng nhấp nháy cực kỳ nguy hại đối với bệnh nhân động kinh

Thực phẩm người bệnh động kinh cần tránh

Đột phá trong công cuộc chống động kinh

Co giật tâm lý có phải bệnh động kinh?

Tăng động giảm chú ý ở người lớn bị động kinh

Nhà báo người Mỹ Kurt Eichenwald - cây viết điều tra của tờ The New York TimesNewsweek đã nhận được một tin nhắn trên mạng xã hội Tweeter. Tin nhắn này có chứa những hình ảnh nhấp nháy và khiến ông lên cơn co giật động kinh. Sự việc ngay sau đó đã được báo cáo với cảnh sát Mỹ. Những người có thẩm quyền cho rằng đây là một hành động cố ý “tấn công” qua internet mà mục tiêu là gây sốc, tổn thương và có thể nguy hiểm tới tính mạng nạn nhân.

Theo đó, nạn nhân bị động kinh nhạy cảm ánh sáng - tình trạng xuất hiện cơn động kinh khi bị kích thích bởi ánh sáng nhấp nháy hoặc một vài loại ánh sáng nhất định. Khi bị kích thích bởi ánh sáng thì những người trước đó đã bị động kinh cũng như những người trước đó không bị động kinh đều có thể xuất hiện cơn động kinh.

Theo thống kế, có khoảng 5% bệnh nhân bị động kinh nhạy cảm với ánh sáng, bao gồm cả nguồn ánh sáng tự nhiên và nhân tạo. Ánh nắng mặt trời rọi qua những tán lá và chiếu lên mặt nước là hai loại ánh sáng phổ biến hay kích thích sự xuất hiện cơn động kinh.

Stefano Seri, một giáo sư về Bệnh học thần kinh lâm sàng và Tâm lý học phát triển tại Đại học Aston (Anh) giải thích rằng, sự thay đổi đột ngột về cường độ ánh sáng, hoặc độ sáng, có thể gây co giật. Phạm vi nhạy cảm nhất là khoảng 15 - 25 nhấp nháy mỗi giây.

Đã từng có nhiều trường hợp những loại hình ảnh nhấp nháy gây hại cho bệnh nhân động kinh nhạy cảm với ánh sáng và những đối tượng khác cũng bị nhạy sáng.

Vào cuối những năm 1990, hàng trăm trẻ em ở Nhật Bản đã phải cần đến sự giúp đỡ của y tế sau khi xem một đoạn đặc biệt trong bộ phim hoạt hình Pokemon trên TV.

Một trích đoạn trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Pokemon đã khiến hàng trăm trẻ em Nhật Bản bị ốm sau khi xem

Vào tháng 6/2007, một đoạn phim hoạt hình quảng bá cho Olympic 2012 đã được gỡ bỏ khỏi trang web của tổ chức vì lo ngại có thể khiến nhiều người lên cơn động kinh. Năm 2015, Twitter cũng đã bị chỉ trích vì tải lên 2 video quảng cáo sử dụng hình ảnh nhấp nháy gây khó chịu cho người xem.

Chính vì vậy, GS. Seri khuyến cáo, những người bị động kinh phải thận trọng khi xem những loại hình ảnh hay video có thể gây khó chịu, bao gồm:

- Nên ngồi cách xa các nguồn có thể gây kích thích.

- Bệnh nhân bị động kinh nhạy cảm với ánh sáng nên ngồi cách xa TV ít nhất 3m bởi càng ngồi gần TV, ảnh hưởng của ánh sáng càng nhiều.

- Ðể chống lại độ sáng của màn hình TV, nên để một ngọn đèn phía trên TV

- Xem TV trong điều kiện ánh sáng đầy đủ và ổn định.

- Hạn chế chơi các trò chơi điện tử vì chúng có thể chứa rất nhiều hình ảnh nhấp nháy.

- Thận trọng khi nhận những tài liệu điện tử lạ chứa hình ảnh hay video.

Ngoài ra, hãy điều trị bệnh động kinh theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ. Để nâng cao hiệu quả điều trị, ngoài sử dụng thuốc thì người bệnh động kinh có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Theo nhiều nghiên cứu của cho thấy: Hoạt chất tự nhiên từ Câu đằng có tác dụng rất tốt giúp làm mềm cơ, an thần không gây ngủ, không chỉ có tác dụng chống co giật, Câu đằng còn giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục vận động sau cơn động kinh. Hiện nay, vị thuốc này đã được chiết xuất và bào chế dưới dạng thực phẩm chức năng rất tiện lợi cho bệnh nhân sử dụng dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Nhờ vậy, người bệnh có thể giảm được tần suất các cơn co cứng, co giật do bệnh động kinh gây ra, nhanh chóng hồi phục để trở lại cuộc sống bình thường.

Biết Tuốt H+

Gợi ý sản phẩm: Thực phẩm chức năng cốm Egaruta

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh