Viêm đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới
Những thực phẩm bổ sung có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu ở trẻ: Nhận biết sớm, điều trị nhanh
12 phương pháp tự nhiên giúp giảm viêm đường tiết niệu
6 cách giúp bạn không còn lo lắng khi bị viêm đường tiết niệu
Theo ThS. BS. Trần Thanh Hùng – Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viên Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, UTI viêm đường tiết niệu là một bệnh lý thường gặp, đặc biệt ở nữ giới. Bệnh chủ yếu do sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây nên. Các vi khuẩn thường gặp bao gồm Escherichia coli (E. coli), Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella, Chlamydia, Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu)... Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc UTI bao gồm:
- Tắc nghẽn đường tiết niệu.
- Bệnh lý nền (bệnh đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, dị tật đường tiết niệu... làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể).
- Quan hệ tình dục.
- Vệ sinh kém.
- Táo bón.
- Mãn kinh.
Ngoài ra, một điều đáng ngạc nhiên là nhiệt độ giảm thấp đã được ghi nhận là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nguyên nhân không chỉ đơn thuần do thời tiết lạnh giá. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, sự suy giảm nồng độ vitamin D trong cơ thể cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng nguy cơ này. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giảm sút vào mùa đông, kết hợp với việc che chắn cơ thể bằng nhiều lớp quần áo dẫn đến sự thiếu hụt vitamin D. Điều này làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, trong đó có vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Mối liên hệ giữa thiếu vitamin D và UTI
Hệ thống miễn dịch của con người cần vitamin D để chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ miễn dịch bằng cách kích thích sản sinh peptide kháng khuẩn.
Theo TS. Jonathan Davila, Giám đốc Khoa Vô sinh nam tại Bệnh viện Đại học Northwell Staten Island (Mỹ), peptide là các chuỗi phân tử amino acid ngắn, kết hợp với nhau tạo thành protein và đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Mức vitamin D thấp có thể làm giảm khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh UTI phổ biến như E. coli. Các nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra một mối liên hệ đáng chú ý giữa tình trạng thiếu vitamin D và nguy cơ mắc UTI tái phát. Một đánh giá tổng hợp năm 2019 đăng trên Tạp chí Biên niên sử Khoa học lâm sàng và Thí nghiệm (Annals of Clinical and Laboratory Science) cũng đã khẳng định mối tương quan này.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu tổng hợp và phân tích hệ thống được công bố năm 2021 trên Tạp chí Tiết niệu (The Journal of Urology) cũng đã đưa ra những kết quả tương tự. Các nhà khoa học kết luận rằng, những cá nhân bị thiếu hụt vitamin D có nguy cơ cao gấp đôi mắc các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu so với những người có đủ vitamin D. Đồng thời, những bệnh nhân đã mắc UTI cũng cho thấy mức vitamin D trong máu thấp hơn đáng kể.
Tuy nhiên, để đưa ra kết luận cuối cùng về mối liên hệ giữa vitamin D và UTI, các nhà nghiên cứu cho rằng cần phải thực hiện thêm nhiều thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng.
Vitamin D có giúp ngăn ngừa UTI không?
TS. Davila đã chỉ ra rằng ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học ủng hộ vai trò của vitamin D trong việc giảm nguy cơ tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu. Cụ thể, một nghiên cứu năm 2021 công bố trên Tạp chí Tiết niệu (The Journal of Urology) cũng cho thấy việc bổ sung vitamin D có thể làm giảm nguy cơ mắc UTI tới 11%. Cơ chế tác động của vitamin D được cho là thông qua việc kích thích sản xuất peptide kháng khuẩn, từ đó ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây hại trong đường tiết niệu.
Một nghiên cứu khác vào tháng 1 năm 2020, được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Tế bào và Mô (Cell and Tissue Research), đã đi sâu vào cơ chế này. Nghiên cứu trên cả chuột và mẫu sinh thiết bàng quang của phụ nữ sau mãn kinh đã chứng minh rằng vitamin D có khả năng tăng cường lớp niêm mạc bàng quang, tạo thành một hàng rào bảo vệ vững chắc, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào biểu mô.
Ngoài việc bổ sung vitamin D, một số cách khác để ngăn vừa UTI có thể kể đến như:
- Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục (làm “chuyện ấy” có thể đưa vi khuẩn vào sâu trong niệu đạo và đi tiểu ngay sau khi “hành sự” có thể giúp rửa sạch vi khuẩn).
- Giảm tần suất sử dụng kháng sinh.
- Dùng d-mannose (đây là một loại monosaccharide tự nhiên có trong trái cây và có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung giúp ngăn ngừa vi khuẩn bám vào thành bàng quang).
- Hạn chế nhịn tiểu.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục và tay trước khi quan hệ tình dục.
- Tránh sử dụng tampon, cốc nguyệt san và đồ chơi 18+ nếu bạn dễ mắc UTI.
- Hạn chế sử dụng dung dịch thụt rửa và các sản phẩm vệ sinh có chứa nước hoa và các chất gây kích ứng khác.
- Luôn lau, rửa từ trước ra sau.
- Mặc đồ lót được làm từ vải cotton.
Bình luận của bạn