Nhiệt độ nước tắm bao nhiêu là phù hợp?

Mỗi tình trạng sức khoẻ đều có nhiệt độ nước tắm khác nhau

Không phải ai cũng nên tắm nước lạnh

4 tác hại khi tắm nước quá nóng trong mùa Đông

Lợi ích của việc tắm nước nóng đối với sức khỏe

Thói quen tắm sau ăn tối ảnh hưởng thế nào đến hệ tiêu hóa của bạn?

1. Nước tắm khi bị ốm

Khi cơ thể đang mắc cảm lạnh hoặc sốt nhẹ, việc tắm nước ấm có thể hỗ trợ thư giãn và cải thiện cảm giác mệt mỏi. Nhiệt độ ấm giúp điều hòa thân nhiệt và tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ. Một số người có xu hướng sử dụng nước lạnh hoặc ngâm đá để hạ sốt, nhưng việc làm này có thể phản tác dụng. Nhiệt độ thấp kích thích cơ thể run lên nhằm tạo nhiệt, từ đó có thể khiến thân nhiệt tăng cao hơn và làm gia tăng gánh nặng cho hệ miễn dịch.

2. Khi cháy nắng

Tình trạng cháy nắng khiến da trở nên đỏ, rát và nhạy cảm do phản ứng viêm từ tia cực tím. Trong trường hợp này, nước mát hoặc chườm lạnh có tác dụng làm dịu bề mặt da, giảm cảm giác bỏng rát và viêm. Ngược lại, nước nóng có thể làm tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn, kéo dài thời gian phục hồi và tăng nguy cơ kích ứng.

3. Nhiệt độ nước giúp làn da luôn khoẻ mạnh

Da có một lớp dầu tự nhiên hoạt động như hàng rào bảo vệ giữ ẩm và chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Nhiệt độ nước vượt quá 40,6 độ C có thể làm suy yếu lớp màng này, khiến da khô, bong tróc hoặc phát sinh các triệu chứng của viêm da cơ địa. Nước lạnh lại có xu hướng ít gây tổn hại hàng rào da hơn, đồng thời giúp se khít lỗ chân lông tạm thời và giảm sưng viêm bằng cách co mạch.

4. Cho mái tóc bóng mượt

Tóc cũng có một lớp màng lipid bảo vệ giúp duy trì độ ẩm và độ bóng. Gội đầu hoặc tắm bằng nước quá nóng thường xuyên có thể làm tổn thương lớp biểu bì tóc, dẫn đến tình trạng khô xơ, chẻ ngọn và mất độ óng mượt. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng nước ở mức nhiệt mát đến ấm để duy trì mái tóc khỏe mạnh.

5. Nước lạnh làm giảm cơn đau cơ

Ngâm nước đá lạnh cũng được cho là có tác động tích cực đến da vì nước lạnh có thể làm co mạch máu và giảm viêm, giúp da tạm thời trông rạng rỡ hơn.

Ngâm nước đá lạnh cũng được cho là có tác động tích cực đến da vì nước lạnh có thể làm co mạch máu và giảm viêm, giúp da tạm thời trông rạng rỡ hơn.

Nước lạnh từ lâu đã được sử dụng như một biện pháp phục hồi sau tập luyện thể thao. Ngâm mình trong nước lạnh giúp giảm đau cơ, giảm cứng khớp và hỗ trợ loại bỏ acid lactic được sinh ra trong quá trình vận động cường độ cao. Một số nghiên cứu cũng cho thấy ngâm nước lạnh có thể giúp giảm chỉ số creatine kinase - một enzyme liên quan đến tổn thương cơ, từ đó giúp cải thiện tốc độ hồi phục sau vận động.

6. Tắm nước ấm giúp làm dịu chứng đau đầu

Một số dạng đau đầu, đặc biệt là đau do căng thẳng hoặc co cơ có thể được cải thiện nhờ tắm nước ấm. Việc tiếp xúc với nước ấm giúp làm giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu và tạo cảm giác thư giãn toàn thân. Tuy không phải là biện pháp điều trị chính, nhưng tắm nước ấm có thể được sử dụng như một phần trong liệu pháp hỗ trợ giảm đau.

Nhận biết nhiệt độ nước có phù hợp hay không

Nước quá nóng có thể gây đỏ da, ngứa và thậm chí là nổi mề đay, đặc biệt ở những người có bệnh lý da liễu như chàm hoặc nám. Tình trạng bỏng nhẹ, rát da hoặc da bong tróc cũng có thể xảy ra nếu tiếp xúc kéo dài. Một số người còn có thể bị chóng mặt do giãn mạch và thay đổi huyết áp, đặc biệt nếu có tiền sử bệnh tim mạch.

Khi nước quá lạnh, cơ thể phản ứng bằng cách run rẩy để tạo nhiệt. Điều này đi kèm với các triệu chứng như khó thở, thở gấp, tím tái đầu ngón tay hoặc môi, tê bì tứ chi và trong một số trường hợp là rối loạn nhịp tim hoặc tăng huyết áp. Nếu ngâm nước lạnh trong thời gian dài, người tắm có thể mệt mỏi, mất sức và khó phối hợp vận động. Ở trạng thái hạ thân nhiệt nặng, lú lẫn và giảm khả năng suy nghĩ cũng có thể xảy ra.

Như vậy, lựa chọn nhiệt độ nước phù hợp khi tắm không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu mà còn có tác động trực tiếp đến nhiều khía cạnh của sức khỏe. Nước ấm thường là lựa chọn an toàn và hiệu quả trong phần lớn trường hợp. Tuy nhiên, việc sử dụng nước nóng hay lạnh vẫn có thể đem lại lợi ích nếu áp dụng đúng lúc và đúng cách, đặc biệt khi kết hợp với các mục tiêu cụ thể như phục hồi cơ, thư giãn tâm trí hay hỗ trợ điều trị bệnh lý. Người có bệnh nền về tim mạch, huyết áp hoặc da liễu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi thói quen tắm hàng ngày.

 
Hà Chi (Theo VeryWellHealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp