- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Mặt nạ ủ tóc cung cấp dưỡng chất có thể thẩm thấu sâu, giúp phục hồi tóc hư tổn
Dầu amla – bí quyết cho mái tóc chắc khỏe
Dưỡng tóc với dầu cỏ mực
3 mẹo chăm sóc tóc với cà phê
Sai lầm thường gặp khiến tóc nhanh bết
Mặt nạ tóc giúp phục hồi mái tóc khô xơ
So với dầu xả thông thường, mặt nạ tóc thường là dạng hỗn hợp sệt chứa các thành phần dưỡng ẩm chuyên sâu như dầu tự nhiên, protein và vitamin. Trong khi dầu xả chỉ ủ trên tóc vài phút, mặt nạ tóc được ủ lâu hơn để dưỡng chất thẩm thấu sâu vào từng sợi tóc, hỗ trợ phục hồi mái tóc khô xơ, hư tổn.
Tóc khô xơ là hậu quả của thói quen chăm sóc không khoa học, tạo kiểu bằng nhiệt hoặc xử lý hóa chất, nhuộm tóc hoặc phơi nắng thường xuyên. Khi đó, sử dụng mặt nạ tóc giúp đem lại các lợi ích sau:
- Dưỡng ẩm sâu: Mặt nạ tóc cung cấp độ ẩm cho thân tóc, giảm tình trạng tóc khô, dễ gãy rụng.
- Giúp tóc suôn mượt: Không chỉ mang lại cảm giác mềm mượt bên ngoài, mặt nạ còn cải thiện cấu trúc sợi tóc, nhờ đó giúp tóc bóng khỏe hơn, bớt bông xù.
- Hạn chế nguy cơ gãy rụng: Mặt nạ tóc cung cấp các dưỡng chất nuôi tóc chắc khỏe, giảm nguy cơ chẻ ngọn, rụng tóc.
Cách sử dụng mặt nạ tóc đạt hiệu quả cao

Mặt nạ tóc bổ sung độ ẩm, giúp giảm xơ rối, ngăn ngừa tóc khô và chẻ ngọn
Sử dụng mặt nạ tóc không hề phức tạp, nhưng cần được thực hiện đúng cách, để nâng cao hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn dùng các loại mặt nạ tự làm từ nguyên liệu tự nhiên, vốn cần thời gian để phát huy công dụng dưỡng ẩm và phục hồi.
Dưới đây là cách để tận dụng tối đa mặt nạ chăm sóc tóc khô xơ cho hiệu quả cao:
1. Bắt đầu với tóc sạch: Luôn gội đầu trước khi đắp mặt nạ. Việc này giúp loại bỏ bụi bẩn và cặn sản phẩm trên tóc và da đầu, tạo điều kiện để dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn.
2. Không để tóc ướt đẫm: Nhẹ nhàng vắt bớt nước trên tóc và lau khô một phần với khăn. Tóc quá ướt sẽ làm loãng mặt nạ và giảm hiệu quả.
3. Thoa đều hỗn hợp mặt nạ lên tóc: Dùng lược răng thưa hoặc ngón tay để thoa mặt nạ từ thân đến ngọn tóc. Nếu da đầu bạn dễ bị nhờn, nên tránh bôi vào chân tóc vì mặt nạ chủ yếu dưỡng phần thân và ngọn tóc.
4. Quấn tóc kín: Quấn tóc trong khăn ấm hoặc mũ trùm tóc. Biện pháp này giúp lớp biểu bì tóc mở ra, từ đó hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
5. Ủ tóc: Giữ mặt nạ trên tóc tối thiểu 10-15 phút. Nếu muốn dưỡng sâu, bạn có thể ủ mặt nạ tóc trong khoảng 30 phút.
6. Xả sạch hoàn toàn: Dùng nước ấm để xả sạch hỗn hợp dưỡng tóc. Sau đó, xả lại bằng nước mát để giúp khóa lại lớp biểu bì và giữ dưỡng chất bên trong.
Tóc khô xơ, hư tổn có thể dùng mặt nạ tóc 1-2 lần mỗi tuần. Với tóc thông thường chỉ nên ủ mặt nạ 1 lần/tuần. Người có tóc mỏng, tóc dầu dễ bết thì nên giãn tần suất 10 ngày một lần, hoặc chỉ đắp mặt nạ cho đuôi tóc.
3 công thức mặt nạ tóc tự nhiên, dễ làm tại nhà
Mặt nạ nha đam và dầu dừa

Nha đam và dầu dừa là 2 thành phần tự nhiên giúp phục hồi mái tóc khô xơ
Trộn 2 thìa canh gel nha đam với 1 thìa canh dầu dừa. Thoa hỗn hợp này lên tóc, ủ 30 phút rồi gội lại thật sạch. Nha đam giúp làm dịu da đầu và dưỡng ẩm cho tóc, trong khi dầu dừa thẩm thấu sâu vào biểu bì, giúp phục hồi các tổn thương cho mái tóc khô xơ.
Mặt nạ chuối, mật ong và dầu olive
Chuẩn bị 1 quả chuối chín, 1 thìa canh mật ong và 1 thìa canh dầu olive. Xay nhuyễn các nguyên liệu, thoa lên tóc ẩm, ủ 20 phút rồi gội sạch với nước ấm. Chuối giúp tóc mềm và chắc khỏe hơn, trong khi mật ong giúp dưỡng ẩm, dầu olive tạo độ bóng tự nhiên cho tóc.
Mặt nạ bơ và sữa chua
Nghiền nát 1/2 quả bơ chín với 2 thìa canh sữa chua không đường. Thoa hỗn hợp này lên tóc, dùng mũ trùm ủ 30 phút, sau đó gội lại thật sạch. Quả bơ cung cấp các chất béo lành mạnh và vitamin, kết hợp với sữa chua giúp làm dịu da đầu, làm tóc suôn mượt hơn.
Bình luận của bạn