- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Bạn có biết nhịp tim bình thường là bao nhiêu, tim đập quá nhanh/chậm có gì nguy hiểm?
Bệnh rung nhĩ và đột quỵ - “đôi bạn” đồng hành nguy hiểm
Người bệnh rung nhĩ dùng Warfarin có cần kiêng thực phẩm giàu vitamin K?
6 cách phòng ngừa rối loạn nhịp tim, tim đập không đều
Rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ tới 50%
Nhịp tim bình thường là bao nhiêu?
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, hầu hết mọi người sẽ có nhịp tim lúc nghỉ nằm trong khoảng từ 60 - 100 nhịp/phút. Tuy nhiên, sẽ có một vài yếu tố nhất định có thể ảnh hưởng tới nhịp tim mà bạn nên lưu tâm tới. Ví dụ như những người thường xuyên vận động sẽ có nhịp tim lúc nghỉ thấp hơn vì tim của họ khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra, một số yếu tố như dùng thuốc điều trị cảm cúm, yếu tố cảm xúc (stress, căng thẳng hay bình tĩnh), cân nặng và thậm chí nhiệt độ môi trường cũng có thể gây ra những thay đổi nhất định tới nhịp tim của bạn.
Bạn có thể đo nhịp tim bằng cách đếm số nhịp đập ở cổ tay
Tự đếm nhịp tim là cách đơn giản để xác định nhịp tim của bạn mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể đo nhịp tim bằng cách đặt ngón tay lên mạch máu ở cổ, phía trong khuỷu tay hay ở cổ tay và đếm số nhịp tim đập trong vòng 1 phút. Lưu ý, nhịp tim sẽ chính xác nhất khi bạn ngồi yên, thư giãn, không uống cà phê hay các loại đồ uống khác có thể ảnh hưởng tới nhịp tim.
Nhịp tim chậm có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
Theo Đại học Y Harvard (Mỹ), có nhiều yếu tố có thể góp phần làm chậm nhịp tim. Với những người khỏe mạnh, nhịp tim chậm có thể xảy ra khi bạn ngủ, tập thể thao thường xuyên, có thể lực tốt hoặc khi dùng một số loại thuốc, ví dụ như thuốc hạ huyết áp.
Trên thực tế, với một số vận động viên, nhịp tim lúc nghỉ của họ thậm chí chỉ khoảng 40 nhịp/phút và điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhịp tim chậm có thể báo hiệu một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chẳng hạn như các vấn đề tại nút xoang (máy tạo nhịp tự nhiên của cơ thể), xuất hiện đường dẫn truyền nhịp tim bất thường hoặc các tổn thương khác trong trái tim.
Nhịp tim chậm cũng có thể cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Nhịp tim chậm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh suy giáp, dư thừa kali trong máu hoặc một số bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả bệnh Lyme.
Tình trạng tim đập quá chậm có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, yếu, chóng mặt, ngất xỉu, khó thở và khó vận động. Nếu không được điều trị, nhịp tim chậm có thể ảnh hưởng tới huyết áp, khiến bạn ngất xỉu, đau tức ngực và thậm chí là suy tim. Do đó, bạn nên đi khám nếu cảm thấy mình bị nhịp tim chậm bất thường.
Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?
Giống như nhịp tim chậm, trong một số trường hợp, nhịp tim nhanh cũng có thể là một tình trạng bình thường. Cụ thể, nhịp tim của bạn có thể tăng nhanh khi tập thể dục (thường là vì mất nước, mất chất điện giải), khi xúc động mạnh, sử dụng một số chất kích thích (như caffeine, rượu, bia) và trong khi mang thai.
Ngoài ra, sử dụng một số loại thuốc, mắc một số bệnh cụ thể cũng có thể khiến bạn bị nhịp tim nhanh. Ví dụ như khi bạn sốt, mắc các bệnh nhiễm trùng, thiếu kali máu, thiếu máu, cường giáp hoặc hen suyễn đều có thể khiến trái tim đập nhanh hơn.
Nhịp tim nhanh nguy hiểm khi nguyên nhân của chúng xuất phát từ một số bệnh tim mạch như bệnh cơ tim (chức năng bơm máu của tim bị giảm), rung nhĩ hoặc nhịp tim nhanh thất.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Heart (Anh) đã chỉ ra rằng, người có nhịp tim khi nghỉ cao thường có thể lực yếu hơn, có tuổi thọ ngắn hơn so với những người có nhịp tim bình thường. Những người tham gia nghiên cứu có nhịp tim khi nghỉ từ 81 - 90 nhịp/phút cũng có nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần, trong khi đó người có nhịp tim khi nghỉ trên 90 nhịp/phút có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần người bình thường.
Các triệu chứng nhịp tim nhanh bao gồm đánh trống ngực, khó thở, đau tức ngực, chóng mặt và mệt mỏi.
Tim đập nhanh hay đập chậm hơn bình thường đều là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn không ổn. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc Tây để điều trị, bạn cũng cần sớm thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn.
Bạn có thể thư giãn bằng cách tập thể dục (yoga, ngồi thiền, đi bộ, bơi lội…); Tăng cường bổ sung chất xơ và vitamin từ rau củ quả, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều chất béo; Bổ sung các thảo dược có tác dụng ổn định nhịp tim như khổ sâm, đan sâm, cao natto… để kiểm soát nhịp tim, giảm các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực do rối loạn nhịp tim.
Vi Bùi H+ (Theo Care2)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ cho người rối loạn nhịp tim
Với thành phần chính là Khổ sâm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương là sản phẩm dành hỗ trợ cho người bị rối loạn nhịp tim, với công dụng:
- Hỗ trợ cho người rối loạn nhịp tim nhanh, giảm triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực.
- Phòng ngừa nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.
Kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương lâu dài còn giúp cho những người bị rối loạn nhịp tim, người bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, sau biến cố tim mạch… kiểm soát nhịp tim dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn