Mùa Hè, bạn có thể dễ gặp dị ứng vì nhiều lý do khác nhau
5 điều cần biết nếu bạn hay bị dị ứng thực phẩm
7 loại dị ứng kỳ lạ đang gia tăng trong thời gian gần đây
Xử lý nhanh dị ứng lúc giao mùa bằng thực phẩm, gia vị và thực phẩm chức năng
7 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa dị ứng hiệu quả
Dị ứng do côn trùng đốt
Thời tiết nóng ẩm của mùa Hè là điều kiện thuận lợi để các loại côn trùng như kiến ba khoang, muỗi, ong... sinh sôi và phát triển. Nếu không may bị côn trùng đốt hoặc cắn thì bạn cần rửa sạch vết thương bằng chất khử khuẩn, băng vết thương, có thể chườm lạnh để giảm đau và sưng nề. Bôi tại chỗ kem steroid hoặc dung dịch calamine nhiều lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng giảm dần. Nếu cần thiết, dùng thêm thuốc kháng histamin đường uống.
Khi bị côn trùng đốt, người bệnh có thể bị dị ứng trầm trọng
Ngăn chặn côn trùng đốt là phương pháp quan trọng nhất đối với loại dị ứng này. Nên tránh ngửi hoa, tránh mặc quần áo có màu sắc rực rỡ vì dễ thu hút côn trùng. Đặc biệt luôn mặc quần áo dài tay mỗi khi ra ngoài. Nên dùng các loại xịt hay kem chống côn trùng để xua đuổi chúng.
Dị ứng kem chống nắng
Mùa Hè đến nhiều chị em lựa chọn kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời. Tuy nhiên, nếu không lựa chọn kỹ kem chống nắng thì nhiều người có thể bị dị ứng kem chống nắng. Biểu hiện khi bị dị ứng kem chống nắng là: Vùng da bôi kem bị đỏ lên, mẩn ngứa. Khi có biểu hiện dị ứng kem chống nắng, Sau khi bôi bất kỳ loại kem chống nắng nào, nếu thấy da có biểu hiện khác thường thì ngừng bôi ngay lập tức và dùng vòi nước rửa mạnh để làm trôi đi lượng kem chống nắng đã bôi.
Những người có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với kem chống nắng
Dị ứng thực phẩm
Các loại hoa quả phổ biến trong mùa Hè như nhãn, vải, mít, mận... đều là những hoa quả có tính nóng. Vì vậy, nếu ăn nhiều sẽ khiến nhiệt lượng trong cơ thể tăng cao và khiến người ăn bị nổi mẩn ngứa khắp người. Bởi vậy, hãy ngừng ăn những loại quả trên khi có biểu hiện dị ứng.
Ăn nhiều mận có thể khiến cơ thể bị nóng trong, gây ra hiện tượng mụn nhọt, phát ban
Dị ứng phấn hoa
Dị ứng phấn hoa là loại dị ứng đặc trưng của mùa Hè. Khi bị dị ứng phấn hoa, người bệnh có thể bị hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt hoặc trầm trọng hơn là hen suyễn. Để phòng tránh dị ứng phấn hoa, mọi người nên: Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đóng kín các cửa sổ để tránh các loại phấn hoa có thể bay vào nhà; Luôn tắm và rửa mặt, chân tay sạch sẽ sau khi đi ra ngoài về; Hạn chế ra ngoài vào buổi sáng sớm và chiều tối khi phấn hoa có nhiều trong không khí; Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh những ảnh hưởng từ phấn hoa có thể xảy tới.
Dị ứng phấn hoa là loại dị ứng đặc trưng của mùa Hè
Dị ứng ánh nắng
Dị ứng ánh nắng là tình trạng da bị kích thích dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời. Đây là một bệnh khá phổ biến với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng như mẩn ngứa, nổi ban, phỏng rộp da,… xảy ra ở vùng da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Dị ứng ánh nắng có các biểu hiện từ nhẹ đến nặng như: Nổi ban, mẩn ngứa, phỏng rộp da (xuất hiện ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Để phòng tránh dị ứng với ánh nắng hiệu quả, tốt nhất bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, luôn tránh cho da bị khô bằng cách sử dụng các loại kem thích hợp, sử dụng các biện pháp phòng tráng ánh nắng như đeo kính râm, mặc đồ chống nắng… khi phải đi ra ngoài. Khi đã có biểu hiện của triệu chứng dị ứng với ánh nắng, bạn cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể về cách phòng tránh loại bệnh này.
Bình luận của bạn