Nuôi con thời bão giá, không lo "vỡ nợ"

Mẹ có thể tận dụng quần áo, đồ dùng cũ từ người quen để bé mặc lại

Nuôi con ăn dặm kiểu Tây

9 “không” buộc phải nhớ khi cho trẻ ăn sữa ngoài

9 sự thật bất ngờ về nuôi con bằng sữa mẹ

Nâng ngực có ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ?

Tiết kiệm trước khi sinh

Nhiều mẹ mang thai lần đầu bị khủng hoảng khi không biết “mua gì cho con” và mua bao nhiêu là đủ. Mẹo tiết kiệm đầu tiên là mẹ đừng thích gì mua nấy và đừng mua sắm quá nhiều một lúc ngay khi vừa biết mình mang thai. Mua sắm quá nhiều có thể mua nhầm những thứ không dùng đến. Vì vậy, trước khi mua sắm đồ, các mẹ nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm và nên lên danh sách những thứ cần mua. 

Một trong những chi phí lớn nhất liên quan đến việc có em bé đó là chi phí sinh nở. Mẹ nên tìm hiểu viện phí ở các bệnh viện để lựa chọn cho mình nơi sinh có chi phí hợp lý. Mẹ cũng nên mua bảo hiểm thai sản trước khi có ý định mang thai để giảm viện phí xuống mức thấp nhất. Bảo hiểm thai sản có thể thanh toán giúp mẹ đến 80% viện phí. 

Em bé có thể sẽ ngốn một số tiền không nhỏ của bố mẹ

Sử dụng bỉm tiết kiệm thế nào?

Mẹ nên chọn các loại bỉm khác nhau để đóng cho bé vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Ban ngày mẹ nên đóng cho bé bỉm mỏng, vừa thoải mái cho bé, mà giá cả lại rẻ hơn; Ban đêm đóng bỉm dày, thẩm hút tốt để bé có giấc ngủ ngon. Mùa hè mẹ hạn chế đóng bỉm nhiều cho bé, thay vào đó là chủ động xi bé tè, vừa tránh cho bé khỏi bị hăm, vừa tiết kiệm bỉm, lại vừa tập cho bé nết đi tiểu ngoan. Ngoài ra, bỉm quần thường đắt hơn bỉm dán, các mẹ nên ưu tiên sử dụng khi cần sự cơ động, tiện lợi. 

Nhận "viện trợ" từ người thân và bạn bè

Trẻ sơ sinh chưa biết kén chọn đồ cũ với đồ mới, đồ xấu với đồ đẹp… Vì vậy, nhận "viện trợ" từ người thân và bạn bè là một "kế sách" hoàn hảo để bảo đảm an toàn cho túi tiền của bạn. Bạn có thể cân nhắc, đồ nào cần mua cho bé và đồ nào có thể đi mượn hoặc đi xin. Bạn bè và người thân của bạn sẽ rất vui khi truyền lại những đồ dùng của con họ cho bạn thay vì để trong tủ.

Tự nấu đồ ăn cho con sẽ giúp mẹ tiết kiệm hơn

Có quá nhiều đồ ăn sẵn cho bé khi bé đến tuổi ăn dặm. Nhưng nếu có thời gian thì tốt nhất bạn nên tự chế biến đồ ăn cho bé. Tự đi chợ, tự nấu nướng sẽ giúp bạn biết được khẩu vị của con. Cháo do mẹ tự tay nấu luôn đảm bảo chất dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm hơn so với các loại cháo được bán ở bên ngoài. Đồng thời, việc nấu cháo tại nhà giúp mẹ tiết kiệm kinh phí đáng kể trong thời gian bé ăn dặm.

Tự đi chợ, tự nấu nướng sẽ giúp mẹ biết khẩu vị của con

Lựa chọn đồ chơi cho bé

Trước khi chi tiền ra mua một món đồ chơi cho bé bạn hãy suy nghĩ xem con mình sẽ chơi chúng trong bao lâu. Vấn đề không phải là món đồ chơi đó có đắt tiền hay không mà là con bạn sẽ cảm thấy hứng thú với chúng trong bao lâu. Thay vì bỏ tiền mua những đồ chơi đắt tiền, hãy cân nhắc đến những món đồ chơi vừa tiền hơn nhưng có giá trị cao hơn.

Các mẹ nên hướng đến các đồ chơi mang tính giáo dục như tranh ảnh, sách ảnh, bảng chữ cái, bảng số đếm... Ngoài ra, mẹ cũng có thể tận dụng những đồ đạc trong nhà để thành đồ chơi cho bé: Những tấm thiệp chúc mừng nhiều màu sắc, các hộp nhựa có nắp để bé tập tháo lắp, bát, thìa nhựa để bé tập cầm nắm... Tuy nhiên khi tận dụng đồ chơi cho bé, mẹ nên chú ý đến yếu tố an toàn, tránh các vật sắc nhọn gây nguy hiểm, tránh các loại hạt nhỏ có thể khiến con bị hóc.

Sau tất cả các cách tiết kiệm chi tiêu trên thì mẹ cũng nên xây dựng thói quen tiết kiệm tiền dù là bất cứ giai đoạn nào trong cuộc sống. Điều này mang đến một khoảng dự phòng để đảm bảo cho cuộc sống của mẹ.
Gia Hân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ