Nuôi con ăn dặm kiểu Tây

Các mẹ Tây tập cho con ăm dặm rất khoa học và nên học tập

Đậu phụ, không thể thiếu cho bé ăn dặm

5 bước tập ăn dặm "chuẩn" cho bé

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?

Tự chế biến đồ ăn dặm cho bé

1. Thời điểm

Thời điểm tốt nhất mẹ chuẩn bị cho bé ăn dặm là khi bé bắt đầu nhú những chiếc răng sữa đầu tiên. Thông thường, đó là khi bé được 4 - 6 tháng tuổi. Dù thực tế có bé đến tháng thứ 8, 9 mới bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên, nhưng sau 6 tháng, hệ tiêu hóa của bé đã hoàn chỉnh để sẵn sàng bắt đầu hấp thụ những thức ăn mới. Các mẹ Tây thường dùng các dấu hiệu sau để nhận biết việc bé đã sẵn sàng ăn dặm:

Ghế ngồi vừa vặn và bộ bát thìa ăn của bé là khâu chuẩn bị đầu tiên cho công cuộc ăn dặm

- Bé có thể tự ngồi hoặc có thể ngồi với ít sự hỗ trợ hơn.
- Trọng lượng của bé đã tăng gấp đôi.
- Bé có thể lắc đầu phản đối khi bạn cố gắng làm một cái gì đó khiến bé khó chịu (như lau sổ mũi).
- Thấy được sự quan tâm của bé với việc người khác ăn uống.
- Bé cho thấy các dấu hiệu đói ngay cả sau khi uống khoảng 250ml sữa.
- Bé có dấu hiệu no thể hiện theo cách quay đầu đi hoặc phản đối bằng cách dùng hai tay đẩy sữa đi.

2. Chuẩn bị bàn ăn của bé thật vừa vặn và thoải mái

- Sử dụng ghế ăn của bé: Chọn loại ghế vừa với kích thước cơ thể bé để bé ngồi vừa vặn mà vẫn đảm bảo sự thoải mái. 

- Trải lót dưới ghế ăn để ngăn thức ăn rơi vãi ra ngoài trong quá trình cho bé ăn.

- Chọn bộ bát và thìa ăn dành riêng cho bé, loại cho trẻ sơ sinh ăn dặm. Đặc biệt lưu ý đến nguồn gốc của bát thìa để đảm bảo không chứa chất có hại cho sức khỏe của trẻ.

- Luôn để gần bên bạn khăn tay hoặc giấy ăn để lau, vì bé mới tập ăn nên sẽ thường xuyên rơi vãi ra ngoài.

- Luôn có bình uống nước riêng cho bé, đặt cạnh khi ăn: Loại giống bình bú nhưng chỉ dành riêng đựng nước tinh khiết cho bé uống, để bé làm quen dần từ việc uống sữa sang ăn đồ ăn dặm.

- Trong khi cho bé ăn: Cẩn thận với sự tò mò của bé bởi có thể bé sẽ vơ lấy các vật dụng xung quanh và làm đổ đồ ăn.

Bắt đầu tập cho bé ăn dặm với các loại rau củ luộc và nghiền 

3. Chọn món ăn dặm khởi đầu

Món ăn khởi đầu mà các bà mẹ Tây hay chọn cho con là món súp táo hoặc các loại rau luộc và củ nghiền. Theo các chuyên gia dinh dưỡng châu Âu, các bé nên bắt đầu tập ăn dặm với những món hoa quả và rau củ quả nghiền. Điều này có lợi cho tiêu hóa của bé.

Đầu tiên, cho ăn các loại rau nghiền như khoai tây, bí xanh, bắp cải xay nhỏ. Mỗi bữa, chỉ cho con ăn một loại rau và sau một tuần thì có thể bổ sung thêm một loại rau nghiền khác cho con. Nên cho bé ăn vào khoảng thời gian từ 9 - 10 giờ sáng để hấp thụ tốt nhất.

Tiếp theo, cho con ăn sữa chua, váng sữa. Nên bắt đầu với loại sữa chua dành riêng cho trẻ em, có bổ sung phô mai tươi hoặc váng sữa, tăng cường calci cho con và cho bé ăn từ ít một rồi mới tăng dần lượng. Thời gian ăn sữa chua tốt nhất là vào lúc con ngủ trưa dậy, khoảng 3 - 4 giờ chiều.

Tháng tiếp theo, bé có thể bắt đầu ăn bột ngũ cốc, cháo xay, cháo rây với đủ 4 nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất xơ, chất béo. Các mẹ Tây thường cho con ăn nhiều loại bột khác nhau để thử xem khẩu vị nào được bé thích nhất.

Việc cho bé ăn thêm chất đạm (thịt bò, gà,...) được tiến hành vào tháng thứ 9 và các loại cá và trứng sẽ cho bé ăn vào tháng thứ 10 để đảm bảo bé dễ tiêu.

Mọi thứ đồ ăn mới có thể làm bé sợ và khó hấp thu. Bởi vậy, khi cho bé ăn thử, mẹ nên cho bé ăn một số lượng nhỏ (khoảng 5ml) để tập cho bé quen dần. Trong ba ngày đầu tiên sau khi bé ăn đồ ăn mới, mẹ phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của con.
Khi cho con ăn dặm, hãy theo dõi xem con thích ăn món gì, lựa chọn theo khẩu vị của bé và không nên cố ép con ăn thứ gì con không thích. Điều này sẽ làm con thích thú với việc ăn dặm hơn rất nhiều.
Link H+ (theo Wiki How)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ