Cảnh giác với những biến chứng đái tháo đường ở da

Các vấn đề về da đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo sớm đái tháo đường

Một số tác dụng phụ có thể gặp của thuốc điều trị đái tháo đường

Bị đái tháo đường 1 năm nhưng đường huyết vẫn cao cần làm gì?

Uống Glucophage trị đái tháo đường có ảnh hưởng gì không?

Người bệnh đái tháo đường ăn bánh canh, hủ tiếu được không?

Mắc bệnh đái tháo đường có thể khiến bạn dễ mắc phải một số vấn đề da liễu hơn so với người bình thường, hoặc có thể dẫn tới một số biến chứng đái tháo đường ở da. May mắn là hầu hết các biến chứng trên da có thể được phòng ngừa, hoặc có thể điều trị được nếu phát hiện và được xử trí sớm.

Các vấn đề ở da thường gặp

Nhiễm trùng da

Một số loại nhiễm trùng do vi khuẩn thường xảy ra ở người mắc bệnh đái tháo đường có thể kể tới như:

- Lẹo/chắp mắt (nhiễm trùng các tuyến của mí mắt).

- Nhọt.

- Viêm nang lông.

- Bệnh hậu bối (bệnh lý gây ra một nhóm nhọt đỏ, sưng và gây đau dưới da).

- Nhiễm trùng quanh móng tay.

Các mô bị ảnh hưởng thường có triệu chứng nóng, sưng, đỏ và đau. Người bệnh có thể cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, kết hợp với việc kiểm soát đường huyết tốt.

Người bệnh đái tháo đường có thể dễ bị nhiễm trùng da

Người bệnh đái tháo đường có thể dễ bị nhiễm trùng da

Nhiễm nấm

Nhiễm nấm có thể gây ra các nốt phát ban đỏ, ngứa ngáy, xung quanh là các mụn nước và vảy nhỏ. Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở các vùng da nhiều nếp gấp như dưới ngực, vùng da giữa kẽ các ngón tay hay ngón chân, ở khóe miệng, nách và háng.

Ngứa da

Tình trạng ngứa da ở người bệnh đái tháo đường có thể là do nhiễm nấm, da khô hoặc do lưu thông máu kém (đặc biệt nếu bạn hay bị ngứa chân).

Để giảm ngứa da, người bệnh đái tháo đường cần chú ý kiểm soát đường huyết tốt, chuyển sang dùng các loại xà phòng dịu nhẹ và nhớ dưỡng ẩm cho da đúng cách.

Các biến chứng đái tháo đường ở da

Bệnh gai đen

Bệnh gai đen là tình trạng các vùng da sẫm màu, mịn như nhung xuất hiện ở vùng cổ, nách và bẹn, đôi khi cũng xuất hiện trên bàn tay, khuỷu tay và đầu gối của người bệnh đái tháo đường. Biến chứng này thường xảy ra với những người bệnh bị thừa cân.

Việc điều trị bệnh gai đen do đái tháo đường có thể bao gồm việc giảm cân hoặc sử dụng kem bôi ngoài da.

Bệnh teo da đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra những thay đổi trong các mạch máu nhỏ, từ đó gây ra biến chứng teo da đái tháo đường.

Bệnh đặc trưng bởi các mảng vảy màu nâu nhạt, hình bầu dục hoặc tròn, hơi lõm vào và thường xuất hiện nhiều ở cẳng chân. Dù vậy, đây là một biến chứng đái tháo đường ở da vô hại, không gây đau hay ngứa, do đó không cần phải điều trị.

Hoại tử da dạng mỡ

Đây là một vấn đề phổ biến ở người bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân là do những thay đổi trong mạch máu. Đầu tiên, trên da xuất hiện các nốt đục mờ. Theo thời gian, các tổn thương phát triển một đường viền màu tím và thậm chí có thể gây sẹo. Đôi khi các vùng da này có thể bị ngứa và gây đau. Người bệnh sẽ cần được điều trị nếu vết thương vỡ ra, tạo thành vết loét.

Da nổi bóng nước do đái tháo đường

Dù hiếm gặp nhưng biến chứng đái tháo đường này có thể xuất hiện ở tay, chân hoặc cẳng tay. Biến chứng này thường xảy ra ở những người mắc biến chứng thần kinh do đái tháo đường. Các bóng nước có thể khá lớn nhưng chúng không gây đau đớn. Chúng có thể tự lành sau khoảng 3 tuần và thường không để lại sẹo.

Cách ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường trên da

 

Để phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên da, người bệnh nên tuân thủ các biện pháp sau:

- Duy trì đường huyết ổn định: Điều quan trọng nhất trong việc phòng ngừa các biến chứng trên da của bệnh đái tháo đường là kiểm soát đường huyết. Điều này có thể đạt được bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, và theo dõi đường huyết đều đặn.

- Dưỡng da đúng cách: Bệnh đái tháo đường có thể làm cho da khô và mất độ ẩm, vì vậy người bệnh nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da như kem dưỡng da để giữ cho da mềm mại và đủ độ ẩm.

- Thực hiện vệ sinh da thường xuyên: Người bệnh đái tháo đường cần phải vệ sinh da thường xuyên bằng cách tắm mỗi ngày, lau khô da kỹ lưỡng, đặc biệt là ở những vùng da dễ bị ướt như bẹn, nách và giữa các ngón chân. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm trên da.

- Chọn quần áo thoáng khí: Chọn quần áo thoáng khí, bằng chất liệu tự nhiên và có độ thoáng khí cao để hạn chế sự mồ hôi và giúp da được thông thoáng.

- Kiểm tra da thường xuyên: Người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra da thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu của các biến chứng trên da. Nếu có bất kỳ vết thương nào trên da, người bệnh nên điều trị ngay lập tức để tránh nhiễm trùng.

- Sử dụng thảo dược: Để cải thiện các vấn đề về da do bệnh đái tháo đường, bên cạnh việc kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống, vận động và dùng thuốc, người bệnh nên kết hợp với các thảo dược giúp giảm biến chứng như: Câu kỷ tử, nhàu, hoài sơn, mạch môn… 

Theo nghiên cứu, sự kết hợp của các thảo dược này có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện biến chứng, trong đó có biến chứng đái tháo đường trên da với các biểu hiện: Khô da, bong tróc da, ngứa ngáy, nổi mẩn, nhiễm nấm…

Vi Bùi (Theo Diabetes.org)

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết