Một số tác dụng phụ có thể gặp của thuốc điều trị đái tháo đường

Thuốc điều trị đái tháo đường có thể gây ra tác dụng phụ như đau dạ dày, tăng cân…

Người bệnh đái tháo đường ăn bánh canh, hủ tiếu được không?

Đái tháo đường: Tại sao đường huyết cao nhưng chưa phải dùng thuốc?

Ngứa ngáy do biến chứng đái tháo đường có thể dùng thuốc gì?

Đái tháo đường: Đường huyết bao nhiêu phải tiêm insulin?

Mỗi nhóm thuốc điều trị đái tháo đường lại có những tác dụng phụ khác nhau:

Nhóm thuốc Biguanides: Metformin (Glucophage, Glucophage XR, Glumetza, Fortamet, Riomet)

Metformin thường là loại thuốc đầu tiên các bác sĩ kê đơn để điều trị đái tháo đường type 2. Nhóm thuốc này làm giảm lượng đường huyết bằng cách làm giảm lượng đường do gan sản sinh ra, đồng thời cải thiện cách cơ thể sử dụng hormone insulin.

Dù vậy, nhóm thuốc điều trị đái tháo đường này có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy, đau bụng và gây thiếu vitamin B12. Các tác dụng phụ này thường tự biến mất sau vài tuần, khi cơ thể đã bắt đầu quen thuốc. Bạn có thể ăn nhẹ trước khi uống thuốc để giảm thiểu tác dụng phụ khó chịu trên đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, metformin có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng là nhiễm toan acid lactic (hay có quá nhiều acid lactic tích tụ trong cơ thể). Bạn nên đi cấp cứu ngay nếu thấy mình có các triệu chứng như mệt mỏi, buồn ngủ bất thường, khó thở, đau cơ bất thường, nôn mửa…

Metformine có thể gây một số rối loạn tiêu hóa

Metformine có thể gây một số rối loạn tiêu hóa

Nhóm thuốc Sulfonylureas: Glipizide (Glucotrol, Glucotrol XL), glimepride (Amaryl), glyburide (DiaBeta, Glynase PresTab)

Nhóm thuốc này có thể giúp giảm đường huyết bằng cách kích thích tuyến tụy sản sinh nhiều insulin hơn.

Tuy nhiên, chính vì vậy mà nhóm thuốc này có một tác dụng phụ phổ biến là có thể khiến đường huyết hạ xuống quá thấp, khiến bạn bị run, đổ mồ hôi, chóng mặt, choáng váng. Nếu đường huyết hạ xuống quá thấp, tính mạng của người bệnh cũng có thể bị đe dọa. Để ngăn ngừa tác dụng phụ này, bạn cần chú ý ăn uống điều độ, không bỏ bữa.

Các tác dụng phụ khác mà bạn có thể gặp phải khi dùng nhóm thuốc này là tăng cân, đau bụng, phát ban da, phản ứng với ánh nắng Mặt trời.

Nhóm thuốc Meglitinide: Nateglinide (Starlix), repaglinide (Prandin)

Nhóm thuốc này có thể giúp kích thích tuyến tụy sản sinh nhiều insulin hơn. Dù nhóm thuốc này có tác động nhanh, nhưng chúng thường không tồn tại lâu trong cơ thể. Do đó, các tác dụng phụ có thể gặp phải cũng không nhiều, có thể bao gồm gây hạ đường huyết và tăng cân.

Nhóm thuốc Thiazolidinediones (TZDs): Pioglitazone (Actos), rosiglitazone (Avandia)

Đây là nhóm thuốc giúp thúc đẩy hoạt động của insulin trong cơ thể.

Các tác dụng phụ có thể bao gồm: Gây giữ nước trong cơ thể dẫn tới sưng phù; Khiến người bệnh dễ tăng cân; Làm tăng nồng độ cholesterol "xấu" LDL (low-density lipoprotein - lipoprotein tỉ trọng thấp). Một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể bao gồm làm tăng nguy cơ gãy xương và suy tim, tăng nguy cơ ung thư bàng quang ở phụ nữ.

Nhóm thuốc ức chế men alpha-glucosidase: Acarbose (Precose,) miglitol (Glyset)

 

Nhóm thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate, do đó thường được uống trước khi ăn.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng tới đường tiêu hóa, nhóm thuốc ức chế men alpha-glucosidase có thể khiến bạn bị đầy hơi, tiêu chảy, đau dạ dày và làm tăng áp lực ở gan.

Nhóm thuốc ức chế dipeptidyl peptidase 4 (DPP-4): Alogliptin (Nesina),  linagliptin (Tradjenta), saxagliptin (Onglyza), Sitagliptin (Januvia)

Nhóm thuốc này thúc đẩy tuyến tụy sản sinh nhiều insulin hơn sau bữa ăn, cũng như làm giảm lượng đường do gan sản sinh ra.

Các tác dụng phụ có thể gặp phải là đau họng, nghẹt mũi, đau bụng và tiêu chảy. Bạn cũng có thể có nguy cơ bị viêm tụy cấp, suy gan, suy tim và đau khớp nghiêm trọng hơn.

Nhóm thuốc ức chế SLGT2: Canagliflozin (Invokana), dapagliflozin (Farxiga), empagliflozin (Jardiance), ertugliflozin (Steglatro)

Nhóm thuốc này hoạt động ở thận và giúp loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu qua nước tiểu. Do đó, mặt tích cực là nhóm thuốc ức chế SLGT2 có thể giúp làm giảm nguy cơ bệnh thận cho người bệnh đái tháo đường, làm giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do suy tim.

Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm nấm. Chúng cũng có thể gây hạ đường huyết quá mức.

Thuốc tiêm insulin

Nếu các loại thuốc điều trị đái tháo đường khác không còn tác dụng, các bác sĩ có thể phải cho bạn tiêm insulin.

Tác dụng phụ phổ biến có thể bao gồm hạ đường huyết, đau đầu, phát ban, chóng mặt, lo lắng, ho và khô miệng.

Vi Bùi (Lược dịch theo Webmd)

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết