Những lưu ý quan trọng khi chăm trẻ mắc cúm A

Trẻ trở lại trường tiếp xúc với nhiều mầm bệnh như cúm A

Cẩn trọng: Cúm gia cầm có thể là “đại dịch” tiếp theo!

Tự làm yến chưng bồ dưỡng sức khỏe giữa mùa cúm A hoành hành

Tự ý dùng thuốc Tamiflu điều trị cúm: Tiền mất tật mang

Đối tượng nào cần thận trọng với cúm A?

Mùa tựu trường trong tháng 9 là thời điểm thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển, gây bệnh. Đặc biệt, đây cũng là giai đoạn cúm mùa đạt đỉnh (thường từ tháng 9 và tháng 10 hàng năm và có xu hướng gia tăng trong mùa Đông và mùa Xuân).

Tại buổi hội thảo Med Talks về chủ đề "Cúm A ở trẻ và những điều phụ huynh cần biết", BS Đỗ Tuấn Anh - Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai – cho biết, nhiều phụ huynh nhận thấy con trẻ ốm nhiều hơn sau đại dịch. Căn nguyên vẫn là những virus, mầm bệnh thường gặp hàng năm như: Cúm, cảm lạnh, virus hợp bào đường hô hấp RSV, tay chân miệng…

Đặc biệt, cúm A đã bùng phát bất thường trong mùa Hè vừa qua, ngay trong thời tiết nắng nóng. Lý giải về nguyên nhân này, BS Đỗ Tuấn Anh đưa ra 2 giả thuyết. Thứ nhất, do sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 làm thay đổi quy luật và biểu hiện dịch tễ của các virus khác. Thứ hai, các biện pháp phòng dịch COVID-19 (giãn cách, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, hạn chế giao lưu) cũng phòng cả các bệnh thông thường khác. Vì thế, cơ thể không có sức đề kháng, miễn dịch với các bệnh này khi trở lại cuộc sống bình thường mới.

Med Talks là chuỗi sự kiện trò chuyện trực tuyến cung cấp những kiến thức khoa học bổ ích về chăm sóc sức khỏe

Med Talks là chuỗi sự kiện trò chuyện trực tuyến cung cấp những kiến thức khoa học bổ ích về chăm sóc sức khỏe

Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, thậm chí còn sớm hơn tại nước ta. Trẻ nhỏ sinh ra trong đại dịch, tức từ 5 tuổi trở xuống, mất đi cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh mà trẻ đáng ra phải nhiễm trong 2-3 năm đầu đời. BS Đỗ Tuấn Anh chia sẻ: "Tôi có những bệnh nhân một tháng khám 2-3 lần, mỗi lần một virus khác nhau: Cúm A, cúm B, hội chứng tay chân miệng, viêm họng…"

 

Đối tượng nguy cơ khi mắc cúm là trẻ dưới 5 tuổi, người cao tuổi, trẻ mắc các bệnh lý mạn tính (hen phế quản, tim bẩm sinh).

Tuy nhiên, bác sỹ cũng cho rằng, phụ huynh không cần quá lo lắng về cúm A nếu trẻ khi đã tiêm vaccine phòng bệnh định kỳ hàng năm. Khi đó, trẻ có thể tự khỏi sau vài ngày, chỉ cần chăm sóc tại nhà, hạ sốt đúng cách. Trẻ mắc cúm A nên nghỉ ngơi (hạn chế đến lớp học, ra ngoài); Uống đủ nước (Trẻ đi tiểu 3-4 tiếng/lần); Ngủ đủ giấc; Dinh dưỡng đầy đủ.

Về việc dùng thuốc điều trị triệu chứng (nghẹt mũi, giảm ho, kháng histamine), BS Đỗ Tuấn Anh nhấn mạnh, nhóm thuốc này không giúp trẻ nhanh khỏi cúm A. Thuốc kháng virus (như Tamiflu) chỉ dùng trong 48 tiếng từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên, và uống theo chỉ định của bác sỹ. Tuyệt đối không tự ý cho con dùng kháng sinh khi mắc cúm A, nhất là dùng lại đơn thuốc trước, nghe theo đơn thuốc của người khác. Lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ, gây rối loạn tiêu hóa và để lại nguy cơ kháng thuốc cao.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn