- Chuyên đề:
- Suy tim
Những người trẻ đã từng trải qua cơn đau tim dễ có nguy cơ bị thêm một cơn đau tim khác
Ăn củ cải đỏ để có trái tim khỏe mạnh
Cách ngăn chặn suy tim do hở van tim 2 lá, 3 lá
Bệnh nhân suy tim cần đặc biệt cẩn thận với tương tác thuốc
Suy tim giai đoạn 3: Những dấu hiệu, triệu chứng nhất định phải biết
Đây là kết quả được đúc rút từ nghiên cứu của TS Morten Schmidt - Bệnh viện Đại học Aarhus (Đan Mạch). Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu từ 21.693 người đã từng trải qua cơn đau tim ở độ tuổi dưới 50. Những người tham gia được theo dõi trung bình trong vòng 11 năm. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, cứ 5 người từng trải qua cơn đau tim lại có 4 người là nam giới với độ tuổi trung bình là 45. Đa số những người sống sót sau một cơn đau tim (khoảng 83,6%) là những người trong độ tuổi từ 40 đến 49. 1,8% là những người dưới 30 tuổi.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, trong vòng 1 năm sau khi trải qua cơn đau tim ở những người trong độ tuổi dưới 50, phụ nữ có khả năng tử vong cao gấp 3 lần và nam giới có khả năng tử vong cao gấp 1,7 lần so với những người bình thường.
Trong hai khoảng thời gian từ năm 1980 đến 1989 và từ năm 2000 đến 2009, những ca tử vong do đau tim giảm từ 12,5% xuống còn 3,2% trong vòng 30 ngày; Giảm từ 5,1% xuống còn 1,6% trong vòng từ 1 tháng đến 1 năm; Giảm từ 24,2% xuống còn 8,9% trong vòng 10 năm.
Suy tim liên quan tới các yếu tố đau thắt ngực, tăng huyết áp hay đái tháo đường và béo phì
"Mặc dù nguy cơ tử vong trong vòng 30 ngày sau một cơn đau tim đã giảm đáng kể trong vòng 30 năm qua, những bệnh nhân trẻ vẫn nên quan tâm tới sức khỏe về lâu dài," TS Morten Schmidt cho biết.
Nguy cơ suy tim ở những người đã từng trải qua cơn đau tim cao hơn so với những người bình thường. Các yếu tố liên quan tới suy tim bao gồm đau thắt ngực (11,7% ở những người đã từng trải qua cơn đau tim so với 0,4% ở những người bình thường); Tăng huyết áp (10,6% so với 1,2%); Bệnh đái tháo đường (7,4% so với 1,1%); Béo phì (4,6% so với 0,8%).
Các nguy cơ suy tim có thể dẫn tới một cơn đau tim thứ 2 có thể được giảm đáng kể bằng cách bỏ thuốc lá, tập thể dục đều đặn, có một chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng.
"Mặc dù bạn đã sống sót sau một cơn đau tim khi còn trẻ, bạn vẫn có nguy cơ (thậm chí còn cao hơn những người khác) sẽ trải qua thêm một cơn đau tim khác", TS. Schmidt nói. "Chính vì vậy, những bệnh nhân đã trải qua cơn đau tim cần có những nỗ lực để giảm bớt rủi ro này bằng cách tuân thủ điều trị và cải thiện lối sống, đặc biệt là phải ngừng hút thuốc lá."
Người ta ước tính rằng một nửa sự suy giảm các ca tử vong do đau tim từ năm 1980 là nhờ các biện pháp phòng ngừa và nhờ giảm số lượng bệnh nhân hút thuốc. Nửa còn lại có thể là sự kết hợp của sự ra đời các phương pháp điều trị sớm giúp phục hồi lưu lượng máu đến các phần cơ tim bị hư hỏng trong một cơn đau tim, và kiểm soát huyết áp cũng như nồng độ cholesterol cao trong máu.
Vi Bùi H+ (Theo news.heart.org)
Tại Việt Nam hiện nay, nhiều chuyên gia đã ứng dụng thêm những giải pháp hỗ trợ từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị suy tim, giúp ngăn ngừa suy tim tiến triển và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Trong đó có một số sản phẩm nổi bật như TPCN Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và đăng tải kết quả nghiên cứu trên tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada.
Bình luận của bạn