Trẻ bị động kinh cần được điều trị sớm
Bệnh động kinh ở trẻ: Vì sao khó chữa?
Trẻ kém thông minh do mắc bệnh động kinh
Phòng ngừa chấn thương cho trẻ động kinh tại nhà như thế nào?
Có nên phẫu thuật điều trị động kinh cho trẻ?
Động kinh là sự rối loạn từng cơn chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột quá mức và nhất thời ở các tế bào thần kinh trong não. Ở những trẻ lên cơn động kinh là cấp cứu nhi khoa và rất cần đưa đi khám chữa bệnh theo tuyến gần nhất.
Về cơ bản, động kinh là bệnh của não và do các tổn thương của não gây ra. Vì vậy, những nguyên nhân gây tổn thương não đều là những nguyên nhân gây nên bệnh động kinh, cụ thể là:
Sang chấn khi sinh: Trong trường hợp mẹ chuyển dạ đẻ lâu cần can thiệp bằng forceps, giác hút, một số trẻ khi sinh ra có thể bị ngạt. Nếu trong thời gian dài có thể khiến cho một bộ phận não thiếu oxy gây tổn thương. Tổn thương này nếu không hồi phục được thì có thể là nguyên nhân gây nên bệnh động kinh sau này.
Trẻ bị động kinh cần được điều trị lâu dài
Bệnh ở não và màng não: Đối với những trẻ bị viêm não hoặc viêm màng não bị nặng nhưng chữa muộn vẫn có thể khỏi bệnh, tuy nhiên có thể để lại một số di chứng ở não hoặc màng não và có khả năng gây nên bệnh động kinh sau này.
Chấn thương ở đầu: Những chấn thương do bị ngã đập đầu vào nền gạch cứng hoặc trẻ đang ngủ trên giường bỗng ngủ mơ lăn xuống giường, đập đầu xuống đất có thể gây tổn thương trong não và cũng là nguyên nhân gây nên động kinh.
U não: Những trẻ sinh ra có u trong não, u này có thể lớn dần và gây nên các cơn động kinh.
Di truyền: Ở những trẻ có ông bà, cha mẹ cũng bị động kinh, trẻ cũng có nhiều nguy cơ bị bệnh. Nguyên nhân này khá kín đáo và nhiều khi không thể hiện ra bên ngoài, nhưng khi xét nghiệm điện não đồ thì có thể thấy ông bà cha mẹ có dấu hiệu tổn thương ở não như bệnh động kinh (dù tổn thương chưa nặng đến mức gây nên những cơn động kinh).
Bình luận của bạn